Bệnh cơ xương khớp: Nguyên nhân gây nên và cách điều trị

Bệnh cơ xương khớp là gì? nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh hiệu quả

Cơ xương khớp là một trong những nhóm bệnh phổ biến nhất hiện nay. Người bệnh sẽ luôn phải đối mặt với tình trạng đau nhức, sưng khớp, khó chịu, thậm chí nếu không kịp thời chữa trị sẽ có thể bị liệt.

1. Bệnh cơ xương khớp là gì?

Bệnh cơ xương khớp là tên gọi chung của nhóm bệnh về xương và khớp, đây là tình trạng các khớp, xương, dây chằng, cơ bắp, thần kinh và sụn bị suy yếu các chức năng hoạt động gây đau nhức, sưng và hạn chế khả năng vận động của con người. Các bệnh lý về cơ xương khớp rất đa dạng với 200 bệnh khác nhau và được chia làm 2 nhóm. 

Nhóm đầu tiên là nhóm liên quan đến chấn thương bao gồm các chấn thương do chơi thể thao, do tai nạn giao thông hay sinh hoạt hằng ngày,…

Nhóm thứ hai là nhóm không liên quan đến chấn thương bao gồm:

Các bệnh lý liên quan đến tự miễn gây bệnh hệ thống như Viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ,….

  • Bệnh do lắng đọng tinh thể như bệnh Gout.
  • Bệnh lý do nhiễm khuẩn liên quan đến hệ xương khớp như: viêm khớp do lao, viêm khớp do virus, viêm khớp nhiễm khuẩn, thấp khớp cấp,…
  • Bệnh lý cột sống huyết thanh âm tính như: Viêm cột sống dính khớp, viêm khớp phản ứng
  • Bệnh lý xương khớp không do viêm như: Thoái hóa khớp, loãng xương, hoại tử vô khuẩn xương,…
  • Các bệnh lý liên quan đến phần mềm cạnh khớp như: Viêm gân, viêm bao hoạt dịch,…
  • Các bệnh lý khác: Ung thư xương nguyên phát, ung thư di căn xương.

Mắc các bệnh về cơ xương khớp sẽ khiến người bệnh cảm thấy đau nhức ở mọi vị trí trên cơ thể, nhưng đa phần sẽ xuất hiện ở các vị trí như: cổ, vai, lưng, hông, cổ tay, chân, đầu gối và bàn chân.

Bệnh cơ xương khớp xảy ra ở nhiều vị trí trên cơ thể
Bệnh cơ xương khớp xảy ra ở nhiều vị trí trên cơ thể

2. Các triệu chứng của bệnh cơ xương khớp

Các bệnh về xương khớp nằm ở rất nhiều vùng trên cơ thể. Vì vậy, nếu bạn xác định rõ ràng về những triệu chứng của mình sẽ giúp bạn dễ dàng tìm ra các nguyên nhân gây nên bệnh.

Ngoài các dấu hiệu chung thường gặp ở các bệnh lý cơ xương khớp, tùy vào bệnh mà sẽ có những triệu chứng đặc trưng riêng. Một số triệu chứng của bệnh cơ xương khớp gặp phổ biến có thể kể đến như:

2.1. Thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp là bệnh lý thường gặp ở người cao tuổi. Bệnh xuất hiện khi lớp sụn khớp và đĩa đệm bị thoái hóa dẫn tới suy yếu dần. Bệnh có một số triệu chứng điển hình như:

  • Đau nhức xương khớp: Ở giai đoạn đầu, cơn đau chỉ xuất hiện khi vận động và biến mất khi nghỉ ngơi, nhưng lâu dần những cơn đau này sẽ kéo dài dữ dội hơn. Đặc biệt là khi thời tiết thay đổi đột ngột, cơn đau sẽ trầm trọng hơn.
  • Cứng khớp: Triệu chứng cứng khớp thường xảy ra vào buổi sáng khoảng dưới 30 phút sau khi thức dậy.
  • Xuất hiện tiếng lạo xạo khi cử động: Khi sụn và đĩa điện bị hao mòn, kèm theo dịch nhầy bôi trơn giảm dần, các xương sẽ cọ xát vào nhau gây ra tiếng kêu lạo xạo khi vận động.
Thoái hóa khớp thường gây ra các cơn đau cứng khớp vào buổi sáng
Thoái hóa khớp thường gây ra các cơn đau cứng khớp vào buổi sáng

2.2. Viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp liên quan đến tình trạng tự miễn, khi hệ thống miễn dịch tấn công các mô khỏe mạnh trong cơ thể gây viêm.  Các triệu chứng điển hình bao gồm:

  • Sưng, đau khớp.
  • Cứng khớp vào buổi sáng kéo dài trên 1 tiếng.
  • Nóng đỏ xung quanh khớp.
  • Đau các khớp đối xứng nhau trên cơ thể.
  • Đau có thể lan sang các bộ phận khác như tim, phổi,….

2.3. Loãng xương

Triệu chứng của bệnh loãng xương thường không biểu hiện rõ ràng. Bệnh nhân có thể sẽ cảm thấy đau nhức đầu xương, dọc các xương dài hoặc có thể đau nhức như bị châm chích toàn thân. Ngoài ra, bệnh nhân sẽ cảm thấy đau ở những xương chịu gánh nặng của cơ thể như đau cột sống, thắt lưng, đầu gối,…Những cơn đau sẽ lặp lại và tăng cường độ đau khi vận động, giảm khi nghỉ ngơi. Bệnh nhân thường sẽ gặp khó khăn khi gập người.

2.4. Gout

Gout xảy ra do nồng độ acid uric trong máu cao gây tích tụ tại các khớp khiến cho các khớp viêm, sưng đỏ. Các dấu hiệu nhận biết bệnh Gout có thể kể đến như:

  • Đau có thể bắt đầu tại các khớp nhỏ như khớp ngón chân, ngón tay.
  • Các khớp bị sưng đau đột ngột dữ dội.
  • Cảm thấy cùng xung quanh khớp ấm lên và chuyển sang màu sưng đỏ.

2.5. Lupus ban đỏ hệ thống

Đây là một bệnh hệ thống, ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trên cơ thể trong đó có cơ xương khớp. Bệnh có biểu hiện rất đa dạng, từ biểu hiện nhẹ trên da như phát ban, hồng ban da hình cánh bướm ở mặt, viêm khớp, tổn thương khớp khiến bệnh nhân khó vận động, đến những tổn thương thần kinh có thể gây mù lòa.

3. Nguyên nhân gây nên tình trạng bệnh

Hiện nay, nguyên nhân gây nên các bệnh về cơ xương khớp không chỉ nằm ở nguyên nhân tuổi tác mà còn phụ thuộc vào nhiều nguyên nhân khác gây nên. Dưới đây, sẽ là những nguyên nhân cơ bản gây nên các bệnh về xương khớp:

  • Tuổi tác: Tuổi càng cao thì càng không thể duy trì lưu thông lượng máu về các khớp dẫn đến chất dịch khớp không đủ để giúp khớp hoạt động mạnh mẽ như trước.
  • Viêm khớp: Người bệnh thường bị viêm khớp là chủ yếu. Viêm khớp có thể xuất hiện chỉ từ các cú va đập.
  • Nghề nghiệp: Ở một số công việc thường xuyên lao động nặng sẽ khiến các khớp xương cũng bị ảnh hưởng. Hoặc đối với dân văn phòng khi ngồi quá lâu cũng sẽ ảnh hưởng đến sự vận động các khớp.
  • Rối loạn chuyển hóa: Người bị rối loạn tuần hoàn, thiếu máu ở các cột sống sẽ gây ra sự rối loạn chức năng các dây thần kinh ở vùng vai gáy. Vì thế mà gây nên các cơn đau, nhức.
  • Lối sống: Tình trạng lười biếng vận động cũng sẽ khiến các cơ bị tê, cứng hơn.
Các nguyên nhân gây ra bệnh cơ xương khớp
Các nguyên nhân gây ra bệnh cơ xương khớp

Ngoài ra, ở nhiều người yếu tố di truyền, nhiễm khuẩn virus hay có chế độ dinh dưỡng kém cũng là những nguyên nhân tác động đến các cơ xương khớp gây nên bệnh.

4. Các biến chứng của bệnh cơ xương khớp

Các bệnh về cơ xương khớp có thể để lại nhiều biến chứng nếu không được điều trị kịp thời.

Biến dạng khớp: Đây là biến chứng thường gặp của các bệnh về cơ xương khớp. Biến chứng này sẽ khởi đầu bằng việc các khớp của bệnh nhân khó cử động, khó nắm tay, xoay trở người,…Khi nó phát triển nghiêm trọng hơn, các khớp có thể bị biến dạng dẫn đến mất chức năng, giảm chức năng vận động và thậm chí gây tàn phế, bại liệt.

Tổn thương thần kinh: Một số bệnh cơ xương khớp có thể làm tổn thương đến thần kinh của người bệnh. Bệnh làm tổn thương cột sống, các khớp ở cổ có thể gây kích thích các dây thần kinh ngoại vi. Các dây thần kinh ngoại viên tổn thương có thể gây ra các triệu chứng như ngứa ran, bỏng rát.

Biến chứng trên da: Một số bệnh như lupus ban đỏ hệ thống có thể gây ra các vấn đề về da như các mảng ban hồng, loét da, phồng rộp. 

Biến chứng trên mạch máu: Ở các bệnh viêm khớp có thể gây viêm các mạch máu, dẫn đến mạch máu bị hẹp lại. Do đó sẽ làm giảm lưu thông dòng máu

Một số bệnh cơ xương khớp có thể làm biến dạng khớp
Một số bệnh cơ xương khớp có thể làm biến dạng khớp

5. Tình trạng bệnh lý đau cơ xương khớp ở người ngồi nhiều, ít vận động?

Hiện nay các bệnh lý về cơ xương khớp không chỉ phổ biến ở những người lớn tuổi, mà ngay cả ở những người trẻ cũng đang gặp phải tình trạng đau xương khớp rất nhiều. Đặc biệt là đối với những người có tính chất công việc ngồi nhiều, ít vận động như dân văn phòng hoặc những người phải lao động nặng ảnh hưởng nhiều tới xương khớp.

Triệu chứng thường gặp ở những đối tượng này có thể đi từ nhẹ như đau âm ỉ, tê buốt, mỏi, co cứng hoặc nặng hơn như yếu cơ, hạn chế vận động,… Một số tình trạng thường gặp ở những người ngồi nhiều, ít vận động có thể kể đến như:

  • Đau lưng: Khi ngồi nhiều hoặc ngồi không đúng tư thế để có thể ảnh hưởng đến lưng. Đối với những trường hợp nhẹ, bệnh nhân có thể chỉ cảm thấy đau mỏi thoáng qua, nhưng nếu để bệnh diễn tiến nặng hơn có thể ảnh hưởng đến cột sống hoặc đĩa đệm.
  • Đau mỏi vai gáy: Khi ngồi làm việc trước máy tính quá lâu, vùng vai gáy phải chịu nhiều áp lực để giữ cho cơ thể thăng bằng, chính vì vậy có thể khiến chúng ta đau mỏi vùng vai gáy.
  • Các bệnh lý liên quan đến cổ tay, ngón tay: Cổ tay và ngón tay là những bộ phận phải hoạt động nhiều đối với dân văn phòng phải làm việc rất nhiều với bàn phím máy tính. Khi hoạt động lâu ngày, cổ tay có thể bị đau mỏi, điều này có thể lan xuống các ngón tay. Trường hợp không được điều trị kịp thời để bệnh trở nặng có thể làm ảnh hưởng đến chức năng cầm nắm của bàn tay.
  • Ngoài ra dân văn phòng thường phải làm việc trong phòng kín, ít được tiếp xúc với ánh sáng mặt trời nên rất dễ bị thiếu hụt Vitamin D. Đây là một vitamin rất quan trọng đối với xương. Khi bị thiếu Vitamin D, bệnh nhân rất dễ mắc bệnh loãng xương và tăng nguy cơ gãy xương. Không những vậy nó còn ảnh hưởng đến chức năng của dây thần kinh cơ, gây ra các hiện tượng tê mỏi.
Những công việc cần ngồi lâu, ít vận động rất dễ mắc các bệnh xương khớp
Những công việc cần ngồi lâu, ít vận động rất dễ mắc các bệnh xương khớp

6. Cách điều trị bệnh cơ xương khớp

Tùy vào bệnh lý và tình trạng của mỗi bệnh nhân mà các bác sĩ sẽ lựa chọn những phương pháp điều trị phù hợp. Thông thường các bác sĩ tiến hành chẩn đoán về cơ xương khớp sẽ tiến hành kiểm tra các vùng đau của bạn trước. Sau đó, nếu cần thiết họ sẽ thực hiện một số kiểm tra cho bạn như chụp X-Quang, siêu âm khớp,…

Nếu như bạn ở tình trạng nhẹ các bác sĩ sẽ kê thuốc giảm đau cho bạn sử dụng. Nhưng nếu bệnh nặng hơn, bạn sẽ phải làm nhiều cuộc xét nghiệm hơn trước khi bác sĩ đưa ra kết luận cuối cùng.

6.1. Thay đổi lối sống phù hợp

Dù ở giai đoạn nào của bệnh, việc thay đổi lối sống vẫn đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong điều trị.

  • Duy trì cân nặng hợp lý: Cân nặng ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe xương khớp, đặc biệt là các khớp gánh chịu trọng lượng cơ thể. Chính vì vậy bệnh nhân cần giữ cho mình một cân nặng lý tưởng để giảm các triệu chứng của bệnh.
  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh: Bệnh nhân cần xây dựng cho mình một chế độ ăn uống lành mạnh để kiểm soát tốt tình trạng viêm đau xương khớp. Đồng thời nó cũng giúp  duy trì được cân nặng lý tưởng. Một chế độ ăn nhiều chất xơ, chất chống oxy như trái cây, rau củ,…hay các chất giúp làm giảm tình trạng viêm như Omega-3 trong cá hồi, cá thu,… có thể giúp bạn đẩy lùi các triệu chứng của bệnh cơ xương khớp. Bên cạnh đó bệnh nhân cũng nên hạn chế sử dụng các loại đồ ăn nhanh, sản phẩm từ sữa hay các chất kích thích để không làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh.
  • Thường xuyên tập luyện thể dục: Điều này không những giúp bạn kiểm soát cân nặng, mà còn giúp cho khớp luôn dẻo dai, linh hoạt. Cần xây dựng cho mình một chế độ tập luyện với cường độ hợp lý.

6.2. Điều trị dùng thuốc

Bệnh nhân có thể được bác sĩ kê cho sử dụng các loại thuốc giảm đau, kháng viêm để điều trị triệu chứng của bệnh viêm xương khớp. Các nhóm thuốc thường được sử dụng có thể kể đến là: Paracetamol, NSAID, Corticoid,…Tuy nhiên khi sử dụng bạn cần phải tuân theo đúng chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ để tránh gặp những tác dụng không mong muốn mà thuốc gây ra.

Người bệnh cơ xương khớp thường được dùng thuốc giảm đau là chính
Người bệnh cơ xương khớp thường được dùng thuốc giảm đau là chính

6.3. Tập vật lý trị liệu

Khi các biện pháp thay đổi lối sống hay điều trị dùng thuốc không có hiệu quả đối với bệnh nhân, các bác sĩ có thể cho những bệnh nhân bị hạn chế vận động tập các bài tập vật lý trị liệu. Những bài tập này cần được bác sĩ xây dựng trên từng bệnh nhân và trực tiếp hướng dẫn thực hiện. Nó có thể giúp tăng vận động xương khớp và cơ bắp quanh khớp nhằm tối ưu hiệu quả điều trị.

6.4. Phẫu thuật

Khi tất cả các biện pháp trên đều không mang lại hiệu quả, phẫu thuật là lựa chọn cuối cùng. Ở những bệnh nhân bị ảnh hưởng nặng, hạn chế khả năng vận động của cơ xương khớp, các bác sĩ có thể tiến hành thay khớp nhân tạo hoặc điều chỉnh cấu trúc xương để cải thiện chất lượng sống cho bệnh nhân.

7. Cách phòng ngừa các bệnh hiệu quả

Các bệnh về cơ xương khớp cần phải có thời gian điều trị thì mới có thể giúp người bệnh giảm đau. Tuy nhiên, bạn có thể phòng ngừa các bệnh xương khớp cho bản thân bằng những hành động dễ dàng thực hiện sau.

7.1. Thay đổi lối sống là cách phòng ngừa bệnh cơ xương khớp hiệu quả

Bạn nên thường xuyên rèn luyện thể dục thể thao để các cơ, các khớp luôn được dẻo dai và chắc khỏe. Vận động thể thao cũng là một trong những cách chữa bệnh rất hiệu quả. Đặc biệt, bạn nên từ bỏ các thói quen xấu như hút thuốc lá, thức khuya, thường xuyên căng thẳng cũng sẽ giúp bạn giảm các cơn đau nhức cơ xương khớp.

7.2. Giữ ấm cơ thể

Bảo vệ các khớp khi trời trở lạnh giúp bạn giảm đau và giảm đau nhức ở các khớp, cơ. Vì thế, thường có tình trạng khi trời lạnh các khớp, cơ ở những người lớn tuổi đau nhức nhiều hơn.

7.3. Thay đổi chế độ dinh dưỡng

Trong chế độ dinh dưỡng của mình, bạn nên bổ sung các thực phẩm nhiều canxi, chất khoáng, vitamin,.. để bổ sung sức khỏe và sức đề kháng cho cơ thể. Nếu được cung cấp các thực phẩm bổ dưỡng sẽ giúp sản sinh các chất dinh dưỡng nuôi khớp thêm mạnh khỏe.

Đặc biệt, người mắc bệnh cơ xương khớp không chỉ cần giảm đau, giảm viêm các khớp mà còn cần phải được bổ sung chất dinh dưỡng để giúp tái tạo các sụn khớp do bệnh gây ra.

7.4. Sử dụng sản phẩm Crux hỗ trợ giảm các triệu chứng liên quan cơ xương khớp

Bộ đôi sản phẩm Crux giúp tái tạo cấu trúc sụn khớp và giảm đau nhức hiệu quả
Bộ đôi sản phẩm Crux giúp tái tạo cấu trúc sụn khớp và giảm đau nhức hiệu quả

Hiểu được điều đó, bộ đôi sản phẩm viên uống Cruxkem thoa Crux dành riêng cho người mắc các bệnh về cơ xương khớp với chiết xuất từ các thảo dược kèm các chất nuôi dưỡng sụn khớp đã ra đời. Sản phẩm sẽ mang lại sự giảm đau hiệu quả nhanh chóng cho người bệnh chỉ trong vòng 7 ngày và giảm hẳn các cơn đau trong vòng 4 tuần.

Với 2 nhóm tác động chính là nhóm giảm viêm, giảm đau với các thành phần nhũ hương, novasol curcumin và nhóm tái tạo sụn khớp với các thành phần collagen (tác dụng vượt trội hơn glucosamine + chondroitin), sodium hyaluronate, bộ đôi Crux hiện là sản phẩm tối ưu nhất dành cho người mắc bệnh về xương khớp như: đau nhức xương khớp, viêm khớp, tê cưng khớp…

Lời kết

Các bệnh cơ xương khớp là những bệnh rất khó điều trị. Người bệnh kết hợp sử dụng Crux sẽ giúp cơ thể vừa giúp giảm sưng, kháng viêm hiệu quả vừa nhanh chóng đẩy lùi cơn đau, nhức.

Bạn có thắc mắc về tình trạng bệnh cơ xương khớp này. Hãy đăng ký tư vấn cho Bác sĩ ngay hoặc gọi số Hotline 19007061 để được tư vấn HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ.




    * Vui lòng đợi vài giây sau khi nhấn Gửi

    Xem thêm bài viết liên quan:

    Top 6 loại thuốc bổ xương khớp được nhiều người dùng đánh giá cao

    Khô khớp gối: nguyên nhân là gì? phương pháp chữa trị hiệu quả

    Top 5 thuốc trị viêm khớp hiệu quả nhất hiện nay

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Nhắn Messenger
    Nhắn tin Messenger
    Chat Zalo
    Chat Zalo
    Gọi với Dược sĩ
    gọi với dược sĩ