Hệ cơ xương khớp và những thói quen xấu cần tránh

Hệ cơ xương khớp

Các bệnh về cơ xương khớp thường sẽ phát triển khi tuổi cao. Tuy nhiên có rất nhiều thói quen ảnh hưởng xấu tới hệ cơ xương khớp khiến cho nguy cơ mắc bệnh ngày càng tăng. Chính vì thế, độ tuổi mắc các bệnh về xương khớp dần trẻ hóa, nhiều người tuổi còn trẻ đã mắc các bệnh như thoái hóa khớp, viêm khớp,…Vậy những thói quen nào ảnh hưởng xấu tới xương khớp của chúng ta, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết này nhé.

1. Hút thuốc lá

Hút thuốc lá ảnh hưởng xấu tới sức khỏe nói chung và hệ cơ xương khớp nói riêng
Hút thuốc lá ảnh hưởng xấu tới sức khỏe nói chung và hệ cơ xương khớp nói riêng

Hút thuốc lá mang lại rất nhiều nguy cơ có hại cho sức khỏe tổng thể nói chung và ảnh hưởng xấu đến hệ cơ xương khớp của bạn nói riêng. Hút thuốc lá đã được xác định là một yếu tố nguy cơ gây loãng xương và gãy xương. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, người sử dụng thuốc lá có mật độ xương thấp hơn những người không sử dụng.

Một phần nguyên nhân được cho là do hút thuốc lá tạo ra các gốc tự do, giết chết các tế bào tạo xương. Không những vậy nó còn thúc đẩy sản xuất hormone căng thẳng cortisol làm yếu xương, đồng thời cản trở việc sản xuất hormone calcitonin (hormone giúp tạo xương). Đối với một bệnh nhân đang bị gãy xương, hút thuốc lá có thể làm chậm quá trình chữa lành bằng cách làm hỏng các mạch máu của họ và hạn chế khả năng vận chuyển oxy của cơ thể.

2. Ít vận động khiến hệ cơ xương khớp yếu đi

Xương khớp cũng cần được vận động để trở nên chắc khỏe hơn. Các hoạt động thể chất thường xuyên có thể giúp mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể và đặc biệt có lợi cho sức khỏe xương khớp.

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người ít vận động sẽ có nguy cơ mất xương nhanh hơn người có hoạt động thường xuyên. Khi bạn tập thể dục, đặc biệt là những hoạt động chịu sức nặng như đi bộ, leo cầu thang, nâng tạ giúp cho xương bạn dày đặc hơn và phát triển mạnh mẽ hơn. Ngoài ra nó còn giúp tăng cường khả năng giữ thăng bằng, duy trì sự linh hoạt xương khớp.

3. Chế độ ăn uống không hợp lý

Một chế độ ăn nhiều Natri có thể khiến mật độ xương giảm
Một chế độ ăn nhiều Natri có thể khiến mật độ xương giảm

Xương của chúng ta phát triển mạnh khỏe nhờ các loại rau màu xanh đậm, ngũ cốc nguyên hả, trái cây, các loại hạt và các thực phẩm giàu canxi. Nếu bạn có một thói quen ăn uống với thực đơn hầu hết là các thực phẩm chế biến sẵn, đường tinh luyện hay quá nhiều muối sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới sự phát triển của hệ xương khớp. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng hoàn toàn có mối tương quan giữa lượng muối ăn cao khiến cho mật độ xương giảm.

Khi lượng Natri trong máu tăng lên, cơ thể sẽ tăng đào thải canxi ra nước tiểu làm giảm nồng độ canxi. Trên thực tế, một người phụ nữ trưởng thành có thể mất 1% mật độ xương mỗi năm nếu chỉ ăn thêm một gam natri mỗi ngày. Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến nghị nên ăn ít hơn 2.300 miligam natri mỗi ngày, trong khi hầu hết người lớn chỉ nên ăn không quá 1.500 miligam mỗi ngày.

4. Uống quá nhiều rượu

Tương tự như hút thuốc, uống rượu làm tăng sản xuất hormone cortisol và làm giảm testosterone và estrogen, tất cả đều khiến cho xương ngày càng yếu đi. Ngoài ra khi uống quá nhiều rượu khiến bạn say xỉn có thể làm tăng nguy cơ té ngã dẫn đến gãy xương.

5. Ở trong nhà cả ngày

Vitamin D là một vitamin rất quan trọng đối với cơ thể. Nếu không có vitamin D, con người không thể hấp thu hiệu quả canxi khiến cho xương trở nên mỏng và giòn. Vấn đề là, một trong những nguồn cung cấp Vitamin D chính được cơ thể sản xuất sau khi bạn tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, vì vậy nếu bạn không dành đủ thời gian ở ngoài trời, bạn có thể bị thiếu chất dinh dưỡng này.

Nếu bạn không thể ra ngoài trời để bổ sung vitamin D hàng ngày, hãy cố gắng ăn các nguồn thực phẩm giàu Vitamin D như cá hồi, lòng đỏ trứng. Rất khó để có đủ vitamin D chỉ thông qua chế độ ăn uống, vì vậy hãy quyết tâm dành nhiều giờ hơn dưới ánh nắng mặt trời.

6. Sai tư thế

Các lỗi sai tư thế đơn giản hàng ngày nếu kéo dài có thể gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đối với hệ xương khớp. Theo thời gian, tư thế sai có thể dẫn đến căng cơ, lệch cột sống và làm trầm trọng thêm tình trạng loãng xương của bạn. Ngồi hoặc đứng thẳng, đảm bảo máy tính hoặc các thiết bị điện tử khác được hiển thị ngang tầm mắt, đặt cả hai chân xuống đất và hếch cằm để đầu của bạn cao hơn vai.

7. Thường xuyên ngủ không đủ giấc

Ngủ đủ giấc là điều quan trọng để cơ thể bạn có thời gian nghỉ ngơi và tự phục hồi. Thiếu ngủ có thể dẫn đến giảm mật độ xương. Các khuyến nghị về giấc ngủ khác nhau tùy thuộc vào độ tuổi của bạn, nhưng đối với người lớn trung bình (từ 26-64 tuổi), 7-9 giờ ngủ mỗi đêm.

Một đêm ngon giấc có thể tạo ra sự khác biệt lớn trong cảm nhận của bạn. Bắt đầu với thói quen ngủ tốt, chẳng hạn như cắt không uống các đồ uống chứa cafein ít nhất 6 giờ trước khi ngủ và tập thể dục thường xuyên. Nếu bạn vẫn không ngủ ngon, hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn để tìm hiểu sâu hơn về những gì đang cản trở giấc ngủ ngon của bạn.

8. Tăng thêm cân

Khi bạn càng nặng, các khớp của bạn càng phải chịu nhiều áp lực – đặc biệt là hông, đầu gối và cột sống, những nơi gánh chịu sức nặng từ cơ thể. Trọng lượng dư thừa sẽ tác động lên sụn của bạn, đóng vai trò như bộ phận giảm xóc cho khớp của bạn, gây ra đau đớn và góp phần làm rách sụn và có thể phải phẫu thuật. Để giảm tải cho các khớp của bạn, hãy nói chuyện với bác sĩ về một chế độ ăn kiêng và kế hoạch tập thể dục sẽ giúp bạn đạt được và duy trì chỉ số khối cơ thể (BMI) khỏe mạnh.

9. Mang túi hoặc ba lô quá nặng

Đeo ba lô nặng thời gian dài gây ảnh hưởng lên hệ cơ xương khớp
Đeo ba lô nặng thời gian dài gây ảnh hưởng lên hệ cơ xương khớp

Khi bạn mang túi hoặc balo quá nặng có thể làm thay đổi tư thế và sải bước đi của bạn, làm căng cơ và khớp ở cổ, thậm chí đè lên khớp vai, nén các dây thần kinh nhạy cảm. Hãy chú ý tới cân nặng của balo, nó không được nhiều hơn 5% trọng lượng cơ thể của bạn.

10. Tập thể dục quá sức

Hãy lập cho mình một kế hoạch tập thể dục với cường độ phù hợp. Khi muốn nâng cường độ tập, hãy nâng một cách từ từ và luôn chú ý đến cảm giác của các khớp. Việc tập thể dục quá sức sẽ làm tổn thương hệ xương khớp của bạn, có thể khiến bạn đau nhức kéo dài hơn vài giờ sau khi tập thể dục.

11. Thường xuyên bẻ tay, vặn lưng, vặn cổ

Đây là một thói quen xấu ảnh hưởng rất nhiều đến hệ xương khớp. Bẻ tay, vặn lưng, vặn cổ có thể khiếp các khớp hoạt động nhanh đột ngột, làm phá hủy cấu trúc sụn khớp và thậm chí cả dây chằng xung quanh. Không những vậy, những khớp bị tác động cũng sẽ ngày càng to lên, dễ gặp các tổn thương như bong gân, trật khớp, dãn dây chằng. Đồng thời, nó khiến cho sụn khớp bị bào mòn nhanh hơn, khiến nó bị lão hóa làm tăng nguy cơ gặp các bệnh lý về cơ xương khớp.

Kết luận

Các bệnh về cơ xương khớp xảy ra ngày càng phổ biến hiện nay. Các triệu chứng ban đầu của nó thường nhẹ nên hay bị phớt lờ, tuy nhiên chúng có thể để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng. Trên đây là những thói quen xấu sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới hệ cơ xương khớp. Mong rằng sau bài viết này, bạn đã có thêm nhiều kiến thức để phòng ngừa tốt hơn cho bản thân và gia đình.

Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm thông tin về hệ cơ xương khớp, để được tư vấn thì hãy liên hệ đến hotline 1900 7061 hoặc điền vào form bên dưới để được nghe các dược sĩ tư vấn MIỄN PHÍ.




    * Vui lòng đợi vài giây sau khi nhấn Gửi

    Xem thêm bài viết có nội dung liên quan:

    Nguyên nhân gây đau nhức xương khớp và cách điều trị hiệu quả

    Thoái hóa đốt sống lưng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị

    Viêm khớp gối: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Nhắn Messenger
    Nhắn tin Messenger
    Chat Zalo
    Chat Zalo
    Gọi với Dược sĩ
    gọi với dược sĩ