Thoái hóa đốt sống lưng: Nguyên do đâu và cách chữa trị

Bệnh thoái hóa đốt sống lưng ở người già

Hiện nay, thoái hóa đốt sống lưng là bệnh lý ngày càng phổ biến ở nước ta, chiếm hơn 80% các bệnh thoái hóa về xương khớp. Đặc biệt xuất hiện nhiều ở người độ tuổi trung niên và người cao tuổi. Cùng tham khảo bài viết sau để hiểu rõ hơn về căn bệnh này nhé.

1. Thoái hóa đốt sống lưng là gì?

Vị trí các đốt sống lưng
Vị trí các đốt sống lưng

Thoái hóa đốt sống lưng là bệnh thoái hóa khớp mãn tính nặng theo tuổi tác, thời gian, bệnh ảnh hưởng đến quá trình vận động, gây đau đớn, làm biến dạng đốt sống lưng,… gây tác động lớn đến chất lượng cuộc sống.

Cột sống thắt lưng là vùng xương sống bắt đầu từ phía xương cùng của cột sống đếm lên 5 đốt sống và được kí hiệu lần lượt là L5, L4, L3, L2, L1. Thoái hoá cột sống thắt lưng là sự biến đổi suy giảm về mặt cấu trúc của đốt sống tại các vị trí này do nhiều nguyên nhân gây ra. Trong đó, người bệnh thường bị thoái hóa ở các vị trí đốt sống thắt lưng L4, L5, bởi vì đây là các đốt sống chịu nhiều áp lực và dễ dàng bị tổn thương nhất.

Sự thoái hoá diễn ra có thể gây biến đổi cấu trúc của đốt sống và các cấu trúc xung quanh như đĩa đệm, đầu sụn, bao hoạt dịch, chèn ép các rễ dây thần kinh. Bệnh thường tiến triển thành mạn tính gây ra các dấu hiệu khó chịu như đau nhức, tê bì, hạn chế vận động của người bệnh. Việc phát hiện và điều trị sớm bệnh lý thường có ý nghĩa quan trọng giúp việc điều trị đạt hiệu quả cao.

2. Những nguyên nhân gây thoái hóa đốt sống lưng

Thoái hóa đốt sống gây khó khăn trong di chuyển
Thoái hóa đốt sống gây khó khăn trong di chuyển

Cột sống thắt lưng là đoạn cột sống chịu nhiều áp lực đè nén bởi phần trên của cơ thể. Do đó, sự gia tăng thêm áp lực lên đoạn cột sống góp phần thúc đẩy sự thoái hoá diễn ra nhanh hơn. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, bao gồm:

2.1. Do tuổi tác

Ở người lớn tuổi, hầu hết các bộ phận trong cơ thể đều trải qua quá trình thoái hoá, suy giảm chức năng. Quá trình thoái hoá diễn ra mạnh mẽ nhất ở độ tuổi 50 trở lên. Trong đó, hệ xương khớp mà đặc biệt là các vị trí xương chịu nhiều áp lực như đốt sống thắt lưng thường có nguy cơ cao bị thoái hoá. Quá trình thoái hoá diễn ra mạnh mẽ hơn đối với phụ nữ lớn tuổi ở giai đoạn mãn kinh bởi vì sự suy giảm tiết nội tiết tố nữ dẫn đến các tế bào huỷ xương hoạt động mạnh mẽ, làm xương nhanh chóng bị hư tổn.

2.2. Di truyền

Các bệnh lý xương khớp hầu hết đều có liên quan đến các yếu tố di truyền. Do đó, người có tiền sử gia đình bị thoái hoá cột sống thắt lưng sẽ có nguy cơ cao cũng bị thoái hoá cột sống thắt lưng.

2.3. Lười vận động

Người ít vận động, hay ngồi nằm một chỗ thì xương khớp ít tiết ra các dịch hoạt để bôi trơn, dẫn đến các đầu xương tăng lực ma sát vào nhau khi vận động, dễ bị tổn thương, thoái hoá. Bên cạnh đó, việc ít vận động khiến cho cơ bắp teo đi, khả năng chống đỡ cơ thể của cơ bắp bị giảm, lúc này thì trọng lượng của cơ thể hoàn toàn do bộ xương gánh vác, sau một thời gian dài làm việc với cường độ cao sẽ dẫn đến suy yếu, thoái hoá xương khớp.

2.4. Béo phì

Người thừa cân có trọng lượng cơ thể lớn, áp lực đè nén lên các đốt sống lưng cũng cao do đó các đốt sống lưng dễ bị hư tổn, mài mòn và thoái hoá. 

2.5. Chế độ ăn uống kém khoa học

Ăn thiếu chất, ăn quá ngọt hay quá mặn, ăn quá nhiều dầu mỡ động vật là các chế độ ăn gây hại đến hệ thống xương khớp, làm tăng nguy cơ dẫn đến thoái hoá đốt sống thắt lưng.

2.6. Do tính chất công việc

Những người có công việc ngồi lâu ở một chỗ trong nhiều giờ liền chẳng hạn như nhân viên văn phòng, tài xế xe đường dài hoặc những người hay khuân vác các vật nặng khiến cho đốt sống thắt lưng duy trì một áp lực cao trong thời gian dài. Gây quá tải lên đĩa đệm và sụn khớp kéo dài, lặp đi lặp lại trong thời gian dài, làm tích tụ các tổn thương sụn khớp, hậu quả là các đốt sống lưng ngày càng suy yếu, dễ hư tổn và gây ra các bệnh lý xương khớp.

Người ngồi lâu một chỗ dễ bị thoái hóa đốt sống thắt lưng
Người ngồi lâu một chỗ dễ bị thoái hóa đốt sống thắt lưng

3. Triệu chứng phổ biến của thoái hóa đốt sống lưng

Các triệu chứng phổ biến thường xuất hiện đó là các cơn đau lưng kéo dài, xuất hiện từng đợt rồi giảm dần và hết, rồi tiếp tục xuất hiện các cơn đau khác sau khi vận động mạnh ở khớp và vùng quanh khớp, cùng với tình trạng thời gian dài chịu áp lực của cột sống. Ngoài ra, bệnh này cũng khiến người bệnh cảm giác khó chịu, nhức nhối vùng lưng, nên dù ở tư thế nào cũng cảm thấy không thoải mái.

Các triệu chứng thường gặp của người bị bệnh thoái hóa đốt sống lưng
Các triệu chứng thường gặp của người bị bệnh thoái hóa đốt sống lưng

Một số dấu hiệu thường gặp nhất của bệnh thoái hóa đốt sống lưng gồm:

  • Đau thắt lưng: Đau vùng lưng dưới, bình thường đau âm ỉ, cơn đau tăng dần khi vận động lưng, khi cúi gập người, khi ngồi lâu, có thể lan xuống cả mông, hay thậm chỉ đến chân, đau nhất là lúc về đêm.
  • Tê bì: Sự chèn ép các rễ dây thần kinh làm cho hoạt động của các cơ quan bị rối loạn, cảm giác tê bì có thể lan rộng từ vị trí thắt lưng xuống chi dưới, ở mức độ nặng có thể làm yếu chi dưới.
  • Rối loạn đại tiểu tiện: Dây thần kinh điều khiển cơ trơn ruột và bàng quang bị ảnh hưởng dẫn đến rối loạn hoạt động đại, tiểu tiện.
  • Sau chấn thương xuất hiện các cơn đau lưng sau chấn thương, khi vận động nhiều, hay khi bị lạnh, mắc mưa một cách đột ngột.
  • Đau đớn ở phần cột sống thắt lưng, đến mức không thể cúi xuống, ngồi hay đứng lên ngay được.
  • Cơn đau lưng nghiêm trọng, âm ỉ trong thời gian dài, khiến khả năng vận động bị hạn chế, thậm chí khiến người bệnh đứng vẹo qua một bên.
  • Khi vận động, trở mình, thời tiết thay đổi cũng khiến những cơn đau xuất hiện.
  • Triệu chứng co cứng xuất hiện nhiều ở cạnh cột sống.

4. Những ai dễ mắc phải tình trạng thoái hóa đốt sống lưng

Nhìn chung thì ai cũng có khả năng bị thoái hoá đốt sống lưng nếu không có hướng phòng ngừa bệnh hợp lý. Tuy nhiên, một số đối tượng sau đây thường có nguy cơ cao mắc phải tình trạng này hơn người bình thường:

  • Người có tính chất công việc hay ngồi lâu: tài xế xe đường dài, nhân viên văn phòng,…
  • Người hay khuân vác vật nặng sai tư thế.
  • Người già trên 50 tuổi, đặc biệt là phụ nữ.
  • Người thừa cân, béo phì.
  • Người có cha mẹ, anh chị em, họ hàng ruột thịt mắc bệnh thoái hoá đốt sống thắt lưng.
  • Người có tiền sử chấn thương thắt lưng.
  • Người bị suy dinh dưỡng, mắc các bệnh lý khiến việc tiêu hoá kém hoặc trở nên khó khăn chẳng hạn như viêm ruột.
  • Người mắc các bệnh lý chuyển hoá, chẳng hạn như cường giáp.
Thoái hóa đốt sống lưng gây ra những cơn đau cho người bệnh
Thoái hóa đốt sống lưng gây ra những cơn đau cho người bệnh

5. Thoái hóa cột sống thắt lưng có nguy hiểm không?

Bệnh thoái hoá cột sống thắt lưng nếu không điều trị sớm và kịp thời không những khó phục hồi hư tổn xương khớp mà còn gây ra nhiều vấn đề liên quan đến các hệ cơ quan khác. Một số biến chứng thường gặp của thoái hoá cột sống thắt lưng bao gồm:

Đau dây thần kinh tọa: Các dây thần kinh nằm xung quanh vùng xương khớp thoái hoá bị đè nén gây ra các cảm giác đau đớn dữ dội, tê bì lan dọc xuống chi dưới.

Tình trạng đau dây thần kinh tọa
Tình trạng đau dây thần kinh tọa

Thoát vị đĩa đệm: Tổn thương xương khớp có thể lan rộng đến đĩa đệm nằm giữa các đốt sống. Đây là cấu trúc bao gồm một bao xơ bên ngoài bao lấy vật chất thể lỏng ở trong có công dụng như một cấu trúc chống sốc cho cột sống, làm giảm lực tác động, giảm sự hư hại các đốt sống. Khi các đĩa đệm bị tổn thương, vật chất bên trong các đĩa này sẽ tràn ra ngoài, làm các đĩa đệm phồng ra, gây chèn ép các cấu trúc xung quanh, kích hoạt đại thực bào gây ra các phản ứng viêm tại đốt sống bị ảnh hưởng.

Dị tật: Thoái hoá ở mức độ nặng làm biến đổi cấu trúc của cột sống thắt lưng, khiến các đốt sống bị lệch gây gù lưng, siêu vẹo.

Teo cơ: Các cơn đau nhức khiến cho bệnh nhân thoái hoá cột sống thắt lưng trở nên lười vận động. Hậu quả là hệ thống cơ bắp do ít hoạt động sẽ dần dần bị teo đi theo năm tháng, có thể dẫn đến tình trạng liệt cơ.

6. Bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng được chẩn đoán thế nào?

Quá trình chẩn đoán thoái hoá cột sống thắt lưng thường được diễn ra theo các bước sau:

6.1. Khám lâm sàng

Bệnh nhân được khai thác các thông tin liên quan đến tình trạng thoái hoá cột sống thắt lưng chẳng hạn như: tiền sử chấn thương cột sống, tiền sử mắc bệnh xương khớp trong gia đình, tiền sử sử dụng các thuốc gây tổn hại xương khớp,

Tiếp đến, bác sĩ sẽ xem xét vị trí, mức độ đau. Cho bệnh nhân thực hiện các bài test đánh giá chức năng vận động của đốt sống thắt lưng, kiểm tra tốc độ dẫn truyền thần kinh tại chi dưới, phản xạ cơ xương khớp tại các vị trí có liên quan.

6.2. Chẩn đoán hình ảnh

Sau khi thăm khám lâm sàng, nếu nghi ngờ mắc thoái hoá đốt sống thắt lưng, bác sĩ sẽ thường chỉ định các phương pháp chẩn đoán hình ảnh. Đây là một trong những phương pháp chẩn đoán các bệnh lý xương khớp chính xác và an toàn nhất. Các hình ảnh thu được cung cấp các thông tin về vị trí cụ thể đốt sống bị ảnh hưởng, mức độ tổn thương và ảnh hưởng đến các bộ phận khác. Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh thường hay được chỉ định như X-quang, chụp cộng hưởng từ MRI, CT-scan,…

6.3. Xét nghiệm máu

Một vài bệnh lý gây ra các triệu chứng tương đối tương đồng với thoái hoá cột sống thắt lưng. Việc thực hiện các xét nghiệm máu phù hợp giúp chẩn đoán phân biệt thoái hoá cột sống thắt lưng và loại trừ các nguyên nhân khác.

7. Các phương pháp dùng để điều trị thoái hóa cột sống thắt lưng

Việc điều trị thoái hoá cột sống thắt lưng hiện nay chưa được thực hiện triệt để, hầu hết các phương pháp điều trị đều nhắm vào mục tiêu làm giảm nhẹ các triệu chứng bệnh giúp cải thiện hoạt động của bệnh nhân, ngăn ngừa và xử lý các biến chứng của thoái hoá cột sống thắt lưng. Các phương pháp điều trị thường được sử dụng bao gồm:

7.1. Điều trị không dùng thuốc

Điều trị thoái hoá cột sống thắt lưng bằng các phương pháp không cần đến thuốc giúp hỗ trợ xương khớp phục hồi chức năng, giảm nhẹ các cơn đau nhức. Các phương pháp thường được khuyến cáo sử dụng bao gồm:

Vật lý trị liệu: Là các bài tập được chuyên gia thiết kế dành riêng cho những loại bệnh cụ thể giúp cơ thể được phục hồi. Nên tham khảo ý kiến của nhà vật lý trị liệu để có lộ trình luyện tập phù hợp với tình trạng bệnh.

Massage: Việc massage giúp máu huyết lưu thông, giãn gân cốt, thúc đẩy quá trình tự chữa lành của cơ thể và giảm nhẹ các triệu chứng đau nhức.

Châm cứu: Việc kích thích các huyệt đạo bằng kim châm cứu giúp cải thiện tuần hoàn máu đến các đốt sống bị tổn thương, kích thích hoạt động tự chữa lành và giảm nhẹ các triệu chứng bệnh.

Tập yoga: Các bài tập yoga giúp tăng cường sức bền, sức dẻo dai của cơ thể, giúp ngăn ngừa thoái hoá xương khớp và giúp phục hồi xương khớp bị hư tổn.

Các phương pháp này thường có tác dụng chậm, từ từ. Có thể áp dụng các phương pháp này đi kèm với các phương pháp điều trị khác để tăng cao hiệu quả điều trị.

7.2. Dùng thuốc Tây

Các nhóm thuốc thường hay sử dụng thông thường là các nhóm giảm đau, giúp cải thiện hoạt động cho bệnh nhân, bao gồm:

Paracetamol: Hoạt chất giảm đau thông dụng này giúp giảm nhanh cơn đau nhức mức độ nhẹ đến trung bình. Hoạt chất này khi dùng liều cao có thể gây tích tụ các sản phẩm trung gian gây độc cho gan, do đó người bệnh gan cần hỏi kỹ ý kiến bác sĩ trước khi dùng loại thuốc này.

Thuốc NSAID: Là nhóm thuốc giảm đau có thêm công dụng kháng viêm không chứa Steroid. Các hoạt chất thường gặp trong nhóm này chẳng hạn như Ibuprofen, Meloxicam, Naproxen,… giúp giảm nhanh các cơn đau mức độ nhẹ đến trung bình có kèm phản ứng viêm. Loét dạ dày tá tràng và tăng nguy cơ mắc bệnh lý tim mạch là hai tác dụng phụ thường gặp của nhóm này.

Thuốc giảm đau Opioid: Codeine, Tramadol là hai hoạt chất thường dùng trong nhóm này. Với cơ chế chẹn thụ thể opioid trên thần kinh giúp não bộ không cảm nhận được cảm giác đau. Nhóm này thường kết hợp với Paracetamol hoặc NSAID nếu cơn đau trở nặng hơn và không kiểm soát được khi các nhóm thuốc này dùng riêng lẻ.

Thuốc kháng viêm Steroid: Thường dùng đường tiêm để giảm nhanh các cơn đau mức độ nghiêm trọng. Tuy nhiên nhóm này có rất nhiều tác dụng phụ nguy hiểm, cần sử dụng dưới sự giám sát của bác sĩ.

Thuốc giãn cơ: Sử dụng trong các cơn đau cấp tính do co cứng cơ.

Xem thêm: TOP 6 Thuốc bổ xương khớp được nhiều người dùng đánh giá cao

7.3. Phẫu thuật

Là phương án lựa chọn cuối cùng khi bệnh nhân thoái hoá đốt sống thắt lưng mức độ nghiêm trọng hoặc khi không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác.

7.4. Xương khớp Dân Khang hỗ trợ điều trị thoái hóa đốt sống lưng

Hiện nay, có rất nhiều cách thức để điều trị thoái hóa đốt sống lưng tại bệnh viện như: uống thuốc, châm cứu, thủy châm, vật lý trị liệu, kéo giãn cột sống,…

Nếu chỉ dùng thuốc đơn thuần thì bệnh thoái hóa cột sống lưng sẽ không có kết quả tốt vì các nguyên nhân gây đau vẫn còn khiến các cơn đau cứ lặp đi lặp lại nhiều lần. Khi điều trị nếu kết hợp thuốc để giảm hiện tượng viêm, co thắt vùng thắt lưng, cùng với các bài tập vật lý trị liệu hằng ngày giúp quá trình điều trị hiệu quả hơn.

Xương khớp Dân Khang giúp giảm đau nhức xương khớp, tê tay gáy
Xương khớp Dân Khang giúp giảm đau nhức xương khớp, tê tay gáy

Khi điều trị vật lý trị liệu có thể bổ sung thêm sản phần Xương Khớp Dân Khang với thành phần chủ yếu là độc hoạt, phòng phong, tang ký sinh, thiên niên kiện,… cùng nhiều dược liệu khác. Với công dụng kiện gân cốt, giảm đau, trừ phong thấp, bổ khí huyết, thông kinh hoạt lạc,…Với thành phần tự nhiên, người bệnh có thể yên tâm khi sử dụng sản phẩm xương khớp Dân Khang mà không phải lo lắng đến tác dụng phụ. Chỉ cần sử dụng một thời gian sẽ thấy được hiệu quả rõ rệt, hạn chế các cơn đau do thoái hóa đốt sống lưng.

Ngoài ra, tập thể dục đều đặn, các nhiều thức ăn tốt, giàu dinh dưỡng như các loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa, các rau quả nhiều vitamin C, vitamin E. Đối với người cao tuổi, bổ sung các thực phẩm chứa nhiều vitamin D, canxi để cột sống chắc khỏe.

8. Cách phòng ngừa thoái hóa cột sống thắt lưng

Việc phòng ngừa hợp lý thoái hoá cột sống thắt lưng giúp tiết kiệm rất nhiều thời gian, chi phí để chữa trị căn bệnh phiền toái này. Dưới đây là các cách bạn có thể áp dụng tại nhà hằng ngày để phòng ngừa bệnh:

  • Tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày, hạn chế tập vào thời điểm quá gần giờ ngủ ban đêm.
  • Ăn nhiều thức ăn chứa Canxi, vitamin D, omega-3.
  • Kiểm soát cân nặng trong mức cân đối, không quá thừa cân cũng không bị suy dinh dưỡng.
  • Chườm nóng hoặc chườm lạnh vào thắt lưng nếu cảm thấy cảm giác đau nhức.
  • Hạn chế khuân vác các vật nặng, khi khiêng vật nặng phải giữ lưng ở tư thế thẳng.
  • Hạn chế ăn thức ăn quá mặn, quá ngọt hoặc quá nhiều dầu mỡ động vật.
  • Hạn chế hút thuốc lá.

Lời kết

Trên đây chính là những thông tin về thoái hóa đốt sống lưng, tuy là căn bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nó lại đem đến những khó khăn, bất lợi trong việc sinh hoạt hằng ngày trong cuộc sống, nếu có những triệu chứng trên, hãy đến bác sĩ để khám và điều trị kịp thời nhé!

Nếu bạn đang gặp tình trạng hay có các biểu hiện của vấn đề về khớp, cần được tư vấn thì hãy liên hệ đến hotline 1900 7061 hoặc điền vào form bên dưới để được nghe các dược sĩ tư vấn MIỄN PHÍ.

       Tư VấnĐặt Hàng

    Xem thêm bài viết có nội dung liên quan

    Thoái hóa khớp gối là gì? Nguyên nhân và cách điều trị bệnh hiệu quả

    Cứng khớp là gì? nguyên nhân, triệu chứng các loại cứng khớp thường gặp

    Các loại thuốc, thực phẩm giúp điều trị bệnh thoái hóa khớp gối tốt

    Bệnh thoái hóa đốt sống cổ nguyên nhân, cách điều trị bệnh hiệu quả

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Nhắn Messenger
    Nhắn tin Messenger
    Chat Zalo
    Chat Zalo
    Gọi với Dược sĩ
    gọi với dược sĩ