Top 7 món ăn vào bữa sáng cho người bệnh gout

Bữa sáng rất quan trọng đối với người bị bệnh gout

Bữa sáng cho người bệnh gout là mối quan tâm hàng đầu của chính người bệnh và gia đình. Bởi chế độ ăn uống nghiêm ngặt khiến nhiều người phải mất rất nhiều thời gian để nghĩ món ăn của ngày hôm nay. Bên cạnh đó, bữa sáng lại là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày để có nhiều năng lượng học tập và làm việc. Thấu hiểu được điều đó, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn lên thực đơn cho bữa sáng trong vòng 7 ngày.

1. Tầm quan trọng của chế độ ăn uống và bữa sáng cho người bệnh gout

Bữa sáng rất quan trọng đối với người bị bệnh gout
Bữa sáng rất quan trọng đối với người bị bệnh gout

Cho đến nay, hầu như ai cũng biết bệnh gout là một loại bệnh gặp các vấn đề về xương khớp với những cơn đau nhức kéo dài, đặc biệt các triệu chứng này càng diễn ra dữ dội hơn vào ban đêm và mùa lạnh. Chế độ ăn uống vừa là nguyên nhân gây ra bệnh vừa là phương pháp giúp điều trị bệnh một cách hiệu quả bên cạnh việc sử dụng các loại thuốc trị gout.

Trong đó, bữa sáng là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày mà người bệnh không thể bỏ ra. Vì chúng sẽ cung cấp năng lượng cần thiết để khởi đầu một ngày mới học tập và làm việc hiệu quả. Nếu như người bị gout bỏ qua bữa ăn này hoặc đi theo các chế độ ăn uống quá khắt khe vô tình sẽ dẫn đến tình trạng sức khỏe bị suy yếu, tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh gout tấn công và bùng phát.

Mặt khác, nếu như bạn không bổ sung đủ năng lượng, hiệu suất làm việc của bạn có khả năng giảm sút cùng với các cơn đau gout “hành hạ” trong suốt thời gian “bận rộn” của bạn.

Một số lưu ý đối với chế độ ăn uống mà người bị gout cần nhớ đó là không nên ăn nội tạng động vật vì chúng chứa hàm lượng purin cao, cần bổ sung thêm nhiều rau củ quả, đặc biệt là các loại rau chữa gout.

Các món ăn bữa sáng cho người bệnh gout nên ưu tiên chế biến đơn giản, luộc hoặc hấp, không nên chiên xào nhiều dầu mỡ và cho nhiều đường nhân tạo. Ngoài ra, bạn có thể dùng kèm theo những loại thức uống dinh dưỡng bên cạnh bữa ăn sáng, cũng như là những loại trái cây tốt cho sức khỏe.

2. Top 7 món ăn bữa sáng cho người bệnh gout dễ làm nhất

2.1. Yến mạch với sữa chua Hy Lạp giúp nâng cao sức khỏe

Yến mạch với sữa chua giúp bạn tăng sức đề kháng và giảm nguy cơ cao huyết áp
Yến mạch với sữa chua giúp bạn tăng sức đề kháng và giảm nguy cơ cao huyết áp

Yến mạch rất thích hợp làm bữa sáng cho người bệnh gout vì chúng có lượng purin vừa phải, không có hàm lượng purin cao như các thực phẩm nội tạng động vật. Theo trung tâm Y tế Đại học Pittsburgh khuyến nghị nên ăn yến mạch chỉ 2 lần/tuần nếu bạn đang gặp phải bệnh gout hoặc có nguy cơ cao gặp phải. Tuy nhiên đừng loại bỏ hoàn toàn yến mạch vì chúng mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe như thúc đẩy hệ tiêu hóa và giảm nguy cơ cao huyết áp.

Cách thực hiện vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần mua một gói yến mạch và cho vào trong cốc sữa chua ưa thích của bạn, vậy là bạn đã hoàn thành xong một bữa sáng tuyệt vời. Bạn cũng có thể ăn cùng với các loại trái cây như việt quất hay chuối để bổ sung thêm chất dinh dưỡng và làm phong phú thêm bữa sáng của bạn.

2.2. Salad hạt diêm mạch với trứng luộc và rau củ giảm viêm sưng khớp

Bắt đầu một ngày mới với một món ăn nhẹ nhàng thanh đạm vừa bổ sung thêm năng lượng để làm việc vừa tốt cho bệnh tình. Có thể bạn chưa biết hạt diêm mạch có thể được coi là “cứu tinh” của bệnh gout. Trong hạt diêm mạch chứa nhiều saponin ức chế các chất gây viêm, làm giảm tình trạng viêm sưng ở các khớp và giúp hạn chế triệu chứng đau khớp. Vì vậy, trong bữa sáng cho người bệnh gout không thể thiếu hạt diêm mạch.

Cách thực hiện như sau:

  • Cho hạt diêm mạch vào nước đun sôi khoảng 15 phút sau đó ủ thêm 10 phút.
  • Sơ chế các loại rau củ mà bạn sẽ cho vào món salad như như cắt bơ, cần tây, cà rốt rồi cho vào trong một cái bát lớn.
  • Cho thêm hạt diêm mạch, muối, tiêu, chanh và trộn đều.
  • Luộc 2 quả trứng và cắt nhỏ và cho vào bát. Và bạn đã hoàn thành xong bữa sáng chất lượng dành cho chính mình và gia đình. Bạn có thể làm trước món ăn này vào buổi tối và cho vào trong tủ lạnh để làm bữa sáng cho hôm sau.
Salad hạt diêm mạch giúp người bị gout cải thiện các triệu chứng
Salad hạt diêm mạch giúp người bị gout cải thiện các triệu chứng

2.3. Sinh tố việt quất giúp giảm đau nhức bệnh gout

Trong danh sách các loại thực phẩm bữa sáng cho người bệnh gout, một ly sinh tố việt quất đơn giản cũng đã cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho bạn. Trái việt quất là một sự lựa chọn phù hợp với người bị gout vì chúng chứa anthocyanin có tính kháng viêm và có tác dụng giảm sưng đỏ, đau nhức rất tốt. Ngoài ra trong việt quất còn chứa nhiều chất xơ, canxi, kali và vitamin C giúp chắc khỏe xương và bảo vệ sức khỏe cơ thể.

Cách thực hiện sinh tố việt quất cũng rất dễ dàng, bạn chỉ cần cho vào trong máy sinh tố loại trái cây bạn muốn uống, sau đó cho thêm chút nước hoặc sữa và xay nhuyễn. Lưu ý là bạn không nên cho quá nhiều đường nhé.

2.4. Bánh sandwich ngũ cốc nguyên hạt với trứng và salad cung cấp nhiều dưỡng chất

So với các loại bánh mì khác thì bánh mì ngũ cốc nguyên hạt sẽ thích hợp với người bệnh gout hơn vì chúng không những không làm ảnh hưởng đến bệnh tình mà còn chứa 9 loại ngũ cốc khác nhau, giúp cung cấp nhiều dưỡng chất. Ngoài ra, loại bánh sandwich này cũng là nguồn tinh bột không béo, chứa ít calo nhưng lại bổ sung nhiều đạm thực vật và chất xơ, hỗ trợ hệ tiêu hóa được hoạt động tốt hơn, giúp giảm cân và ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh béo phì.

Cách thực hiện bữa sáng cho người bệnh gout này chỉ mất vài phút, bạn chỉ cần cắt bánh mì thành các 2 lát vừa ăn, sau đó cho thêm salad và trứng vào. Lưu ý là trứng luộc sẽ tốt cho bệnh gout hơn là trứng rán, vì thế nếu bạn muốn ăn trứng rán, chỉ nên ăn 1-2 lần/tuần.

Bánh sandwich ngũ cốc nguyên hạt là sự lựa chọn tuyệt vời cho người bệnh gout
Bánh sandwich ngũ cốc nguyên hạt là sự lựa chọn tuyệt vời cho người bệnh gout

2.5. Cháo đậu xanh cung cấp nhiều chất xơ và vitamin

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, đậu xanh mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe như là cung cấp nhiều chất xơ, giúp làm chậm quá trình hấp thu đạm, giảm sự hình thành axit uric. Bên cạnh đó, đậu xanh còn chứa nhiều vitamin B1, photpho, sắt, đồng, kali, mangan,… ngăn ngừa nguy cơ bị đái tháo đường, huyết áp cao và các bệnh về gan. Do đó, đậu xanh không thể thiếu trong thực đơn bữa sáng cho người bệnh gout. Hiện nay có rất nhiều phương pháp chữa bệnh gout bằng đậu xanh khác nhau, sau đây là cách làm đơn giản và gần gũi nhất đối với người Việt.

Cách thực hiện như sau:

  • Rửa sạch đậu xanh và gạo.
  • Cho đậu xanh và gạo vào trong nồi với lượng nước vừa đủ.
  • Nấu cháo cho đến khi chín nhừ và nêm nếm sao cho hợp khẩu vị.

2.6. Súp rau củ – món ăn tuyệt vời vào bữa sáng cho người bệnh gout

Đây là một món ăn giúp bạn “đổi gió” cho thực đơn bữa sáng cho người bệnh gout thêm phong phú. Các chuyên gia luôn khuyên người bị gout thường xuyên ăn nhiều rau củ để cải thiện bệnh tình. Và đây là món ăn mà bạn luôn tìm kiếm, các loại rau củ tốt cho bệnh gout được kết hợp với nhau cung cấp cho bạn nhiều chất xơ và dinh dưỡng cho buổi sáng.

Nguyên liệu bạn cần có là khoai lang hoặc khoai tây, bí đỏ, cải xanh, hành tây, cà rốt, bột cà ri.

  • Đầu tiên, bạn hãy rửa sạch và cắt thành miếng vừa ăn.
  • Cho hành tây, cà rốt vào trong chảo và xào lên, sau đó cho khoai và bí đỏ, cuối cùng cho thêm bột cà ri và đảo đều tay.
  • Thêm khoảng 500ml nước và rau vào, ninh trong 25 phút, hãy nhớ rằng cho gia vị và nêm nếm sao cho vừa miệng ở bước này nhé.
Súp rau củ là món ăn tuyệt vời vào bữa sáng cho người bệnh gout
Súp rau củ là món ăn tuyệt vời vào bữa sáng cho người bệnh gout

2.7. Súp khoai lang tím với nấm đông cô giúp giảm axit uric

Khoai lang tím là loại thực phẩm chứa ít purin nhưng lại giàu chất chống oxy hóa, giúp kháng viêm, giảm đau hiệu quả. Một nghiên cứu đã cho thấy chiết xuất từ khoai lang tím có thể giúp giảm 30% nồng độ axit uric trong máu. Bên cạnh đó, trong khoang lang cũng chứa nhiều vitamin A và C giúp tăng cường sức đề kháng chống lại bệnh gout. Do đó, khoai lang là một “ứng cử viên sáng giá” đối với thực đơn bữa sáng cho người bệnh gout.

Cách thực hiện như sau:

  • Luộc hoặc hấp khoai lang tím.
  • Cắt nhỏ hành tây và nấm đông cô.
  • Cho hành tây vào chảo nóng và đảo đều, sau đó cho thêm nấm đông cô cùng một ít muối.
  • Cho thêm 1.2 lít nước vào và ninh, hầm trong khoảng 10 phút.
  • Cho phần nước dùng đã chế biến ở trên cùng với khoai lang tím bỏ vào trong máy xay và xay nhuyễn. Vậy là bạn đã có một món súp thơm ngon cho một ngày làm việc đầy năng lượng.

Lời kết

Trên đây là thực đơn bữa sáng cho người bệnh gout mà bạn có thể tham khảo để khiến bữa ăn của mình thêm phong phú. Ngoài những món ăn trên, bạn đừng quên uống nhiều nước trong ngày và tập thể dục thường xuyên để ngăn ngừa các đợt tấn công của bệnh gout. Bên cạnh đó, hãy hạn chế tình trạng làm việc căng thẳng và chú ý nghỉ ngơi điều độ để bệnh tình được cải thiện nhanh chóng.

Xem thêm bài viết có nội dung liên quan:

Người bị gout ăn mì tôm được không?

Người bị gout ăn hàu được không? Giải đáp chi tiết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Nhắn Messenger
Nhắn tin Messenger
Chat Zalo
Chat Zalo
Gọi với Dược sĩ
gọi với dược sĩ