Rối loạn giấc ngủ và những điều bạn cần biết [A-Z]

Tình trạng rối loạn giấc ngủ

Rối loạn giấc ngủ hiện nay không hiếm khi xảy ra ở nhiều độ tuổi và vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Một giấc ngủ ngon, suông giấc sẽ luôn giúp bạn có nhiều năng lượng để làm việc vào sáng hôm sau. Nhưng nếu chất lượng giấc ngủ của bạn không ổn định thì rất có thể bạn đã bị rối loạn giấc ngủ.

1. Rối loạn giấc ngủ là gì?

Thuật ngữ “rối loạn giấc ngủ” chỉ tình trạng giấc ngủ của bạn có sự bất thường.Việc xảy ra rối loạn giấc ngủ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của toàn bộ cơ thể cũng như ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Đây được xem là một chứng bệnh của con người và nếu không kịp thời chữa trị sẽ khiến cơ thể suy yếu hay thậm chí là dẫn đến nhiều bệnh lý khác.

Rối loạn giấc ngủ ảnh hưởng đến sức khỏe toàn bộ cơ thể và chất lượng cuộc sống
Rối loạn giấc ngủ ảnh hưởng đến sức khỏe toàn bộ cơ thể và chất lượng cuộc sống

Rối loạn giấc ngủ sẽ xuất hiện rất nhiều triệu chứng quen thuộc, xuất hiện ở người già và người trẻ. Tùy theo loại rối loạn giấc ngủ, nguyên nhân gây ra và tình trạng của bệnh, mà người bị rối loạn giấc ngủ sẽ xảy ra các triệu chứng sau:

  • Khó đi vào giấc ngủ, tình trạng trằn trọc không thể ngủ.
  • Thường xuyên mệt mỏi vào ban ngày.
  • Cảm giác luôn có các cơn buồn ngủ ngắn vào buổi sáng.
  • Thường xuyên thức giấc giữa đêm.
  • Gặp các vấn đề về đường hô hấp.
  • Luôn có cảm giác bị thúc giục di chuyển trong khi ngủ.
  • Gặp các trải nghiệm mới lạ khi ngủ, các cảm giác rất chân thật.
  • Có những thay đổi khác thường, không theo kế hoạch trong lúc ngủ và thức.
  • Hay lo lắng, bồn chồn trước khi ngủ.
  • Thiếu tập trung.
  • Trầm cảm.
  • Tăng cân.
  • Làm việc không hiệu quả.

Những triệu chứng vừa kể trên, đồng thời cũng là dấu hiệu cho các bệnh lý khác trong cơ thể. Thế nên, nếu bạn gặp nhiều triệu chứng kể trên thì hãy tìm đến các bác sĩ để kịp thời thăm, khám và điều trị.

Xem thêm: Tổng hợp 8 loại thực phẩm giúp dễ ngủ mà bạn cần biết

2. Các loại rối loạn giấc ngủ thường gặp

Hiện nay, có rất nhiều loại rối loạn giấc ngủ xuất hiện với bạn mà bạn tưởng chừng như vô hại. Hãy cùng điểm qua các loại rối loạn giấc phổ biến nhất dưới đây.

2.1. Mất ngủ

Mất ngủ là dấu hiệu dễ thấy nhất của người bị rối loạn giấc ngủ. Ngủ không đủ giấc, ngủ dậy cảm thấy cơ thể nhiều mệt mỏi, ngủ dậy thấy tinh thần không được hồi phục, luôn mệt mỏi và uể oải thì đó chính là rối loạn giấc ngủ do mất ngủ. Tùy trường hợp có người bị mất ngủ có biểu hiện khác nhau, có người sẽ khó đi vào giấc ngủ, có người thức giấc nhiều lần vào buổi đêm hay thức dậy rất sớm. Tỷ lệ mất ngủ cũng sẽ tăng dần theo độ tuổi, trong đó tỷ lệ nữ giới có xu hướng tăng hơn so với nam giới.

2.1.1 Mất ngủ tạm thời

Tình trạng mất ngủ tạm thời sẽ xuất hiện vài lần trong tuần và thường diễn ra rất ngắn ngủi. Người bị rối loạn giấc ngủ do mất ngủ tạm thời sẽ nhanh chóng có được những giấc ngủ ngon, sâu giấc sau đó.

2.1.2. Mất ngủ thứ phát do bệnh

Bệnh tâm thần là nguyên nhân hàng đầu khiến cơ thể bị mất ngủ thứ phát. Trường hợp này thì chiếm từ 30-60% trường hợp mất ngủ. Đó có thể là do bạn chứng bệnh sau:

  • Tinh thần không ổn định hay rối loạn trầm cảm cũng sẽ khiến bạn dậy sớm từ khoảng 3-4h cho dù bạn đang ở độ tuổi trẻ trung.
  • Rối loạn lo âu cũng sẽ khiến bạn bị mất ngủ. Đây là chứng bệnh dễ gặp ở người trẻ và người già.
  • Mất ngủ mãn tính.
  • Không tự chủ được giấc ngủ do xuất hiện các hành vi bất thường.

Ngoài bệnh tâm thần, thì còn rất nhiều căn bệnh khác cũng khiến con người bị rối loạn giấc ngủ.

  • Các chứng đau nhức xương khớp cấp tính hay mãn tính.
  • Các bệnh nội tiết: Tiểu đường hay cường giáp…
  • Các bệnh đường tiêu hóa.
  • Các bệnh tim mạch, hô hấp.
  • Các bệnh thần kinh: Bệnh Parkinson, Alzheimer (mất trí nhớ ) hay tai biến mạch máu não.

Mất ngủ thứ phát sẽ còn xảy ra với một số trường hợp lợi dụng chất kích thích:

  • Thường xuyên uống nhiều cà phê, sử dụng thuốc lá hay trà vào buổi tối.
  • Lạm dụng rượu sẽ dễ dàng đi vào giấc ngủ, nhưng sau khi dậy sẽ dễ bị nhức đầu, khó chịu, tinh thần không ổn định.
  • Một số loại thuốc ngủ hoặc một số thuốc điều trị có khả năng khiến bạn bị rối loạn giấc ngủ.
Người già có thể bị bệnh mất ngủ vì bệnh mất trí nhớ tuổi già
Người già có thể bị bệnh mất ngủ vì bệnh mất trí nhớ tuổi già

2.1.3. Mất ngủ mãn tính tiên phát

Khác với mất ngủ tạm thời và mất ngủ thứ phát, thì mất ngủ mãn tính tiên phát là loại mất ngủ không rõ nguyên nhân. Bạn sẽ không gặp các vấn đề về tâm lý hay bệnh lý nào cả. Bạn chỉ có dấu hiệu mất ngủ mà thôi. Người ta sẽ phân biệt thành 2 loại mất ngủ tiên phát như sau:

  • Mất ngủ vô căn từ tuổi ấu thơ: hồi con bé xảy ra những câu chuyện không đẹp, mang tính ám ảnh sẽ khiến bạn dễ bị mất ngủ.
  • Mất ngủ tâm sinh lý là cảm giác sợ ngủ. Khi bạn thường xuyên gặp nhiều cá mộng, hoặc thức giấc giữa đêm khiến cơ thể mệt mỏi. Bạn sẽ né tránh giấc ngủ của mình, thường xuyên thức khuya nhiều hơn.

2.2. Rối loạn giấc ngủ khi ngủ nhiều

Rối loạn này liên quan đến tình trạng bạn vẫn có các cơn buồn ngủ cho dù mới ngủ dậy, hay ngủ nhiều hơn vào ban ngày, ngắt quãng giấc ngủ,ngủ dậy nhưng cơ thể vẫn mệt mỏi… Trái ngược với mất ngủ, thì tình trạng này lại ít được quan tâm đến. Điều này sẽ khiến bạn khó được chẩn đoán đúng về bệnh.

Hội chứng ngưng thở trong giấc ngủ: Người bệnh sẽ ngưng thở vào phút trong lúc ngủ, hiện tượng này diễn ra khoảng 5 lần trong 1 giờ. Trước khi diễn ra tình trạng ngưng thở, người bệnh sẽ ngáy lên sẽ ngưng thở. Lặp đi lặp lại tình trạng này sau đó người bệnh sẽ có giấc ngủ ngắn và dễ bị thức giấc sau đó.

Ngủ nhiều do thiếu ngủ: Nhiều bạn trẻ thường hay thức khuya làm việc, vui chơi nên buổi tối sẽ không có nhiều thời gian để ngủ. Hoặc có thể là do trực ca đêm, chăm người bệnh, chăm con nhỏ,… Một số biểu hiện rõ nhất với người ngủ nhiều do thiếu ngủ là ngủ li bì vào sáng hôm sau, làm việc kém tập trung, bồn chồn, hay cáu giận, thường xuyên buồn ngủ vào buổi sáng.

Ngủ nhiều do thuốc: Một số loại thuốc được các bác sĩ kê đơn cho bạn khi bạn bị rối loạn giấc ngủ. Dẫn đến bạn sẽ có giấc ngủ nhiều hơn bình thường như thuốc hướng thần, thuốc giảm lo âu, thuốc chống trầm cảm,…

Rối loạn giấc ngủ sẽ khiến bạn vẫn muốn ngủ cho dù mới ngủ dậy
Rối loạn giấc ngủ sẽ khiến bạn vẫn muốn ngủ cho dù mới ngủ dậy

Chứng ngủ rũ: Chứng ngủ rũ sẽ thường diễn ra ở nam giới trong độ tuổi vị thành viên với 3 triệu chứng sau:

  • Những cơn ngủ gà vào buổi sáng, xảy ra cùng thời điểm trong nhiều ngày. Mỗi người sẽ có thời gian khác nhau và các cơn buồn ngủ khó cưỡng lại được.
  • Có thể xuất hiện các trường hợp ảo giác, thính giác trong giai đoạn buồn ngủ.
  • Biểu hiện liệt trong giấc ngủ khi đặc trưng lớn nhất là sự mất nhận thức hoàn toàn, bạn sẽ không thể cử động được tay chân, không thể hít thở đều đặn trong tỉnh giấc.

Ngủ nhiều vô căn: Ngủ nhiều vô căn sẽ khiến bạn ngủ nhiều hơn bình thường, sẽ gặp khó khăn khi ngủ dậy vào buổi sáng và sẽ lại xuất hiện trường hợp buồn ngủ ban ngày.

Xem thêm: 11+ Cách dễ ngủ, ngủ nhanh mà bạn cần biết

3. Những rối loạn giấc ngủ theo đồng hồ sinh học

Hội chứng pha sớm: Hội chứng pha chứng sẽ diễn ra vào giai đoạn ru ngủ cũng như thức dậy từ sớm.Người bệnh sẽ diễn ra từ khoảng 2-3 giờ sáng. Rối loạn này thường thấy ở người già và sẽ có nhu cầu ngủ sớm, dậy sớm.

Hội chứng nhịp ngày đêm dài: Người bị hội chứng nhịp ngày đêm dài sẽ sẽ mất ngủ vào ban đêm và buồn ngủ vào buổi sáng sớm.

Hội chứng pha trễ: Thông thường, giai đoạn ru ngủ sẽ xuất hiện vào khoảng 8h-9h đêm nhưng với người hội chứng pha trễ thì sẽ có giai đoạn ru vào giấc ngủ trễ hơn rất nhiều. Vá tình trạng buồn ngủ sẽ xuất hiện dài vào buổi sáng.

Thay đổi múi giờ: Hiện tượng mất ngủ sẽ xuất hiện nếu bạn có sự thay đổi múi giờ đột ngột. Nếu như bình thường bạn ngủ vào lúc 10h đêm giờ Việt Nam. Nhưng khi bạn sang một giấc gia khác thuộc châu Âu, bạn sẽ bị lệch múi giờ nên thay vì ngủ, bạn sẽ thức giấc.

4. Các biện pháp ngăn ngừa tình trạng rối loạn giấc ngủ

Rối loạn giấc ngủ có sự ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của toàn bộ cơ thể thế nên được ưu tiên chữa trị bằng các biện pháp tự nhiên như thư giãn tâm lý hoặc thay đổi thói quen trước khi ngủ. Nếu tình trạng vẫn không suy giảm, bạn sẽ phải cần dùng đến thuốc.

4.1. Điều trị rối loạn giấc ngủ bằng thư giãn tâm lý

Với những người còn trẻ và có sức khỏe ổn định, rối loạn giấc ngủ sẽ chỉ diễn ra vài ngày mà không ảnh hưởng nghiêm trọng. Những lúc này, bạn có thể thư giãn giải tỏa tâm lý như nghe nhạc không lời, đốt nến thư giãn, massage nhẹ nhàng phần đầu, không dùng điện thoại quá khuya,… thì giấc ngủ sẽ ổn định hơn.

4.2. Thay đổi thói quen trước khi ngủ

Bạn có thể thay đổi một thói quen ngủ bằng các thói quen tốt cho giấc ngủ như sau:

  • Ngủ và thức dậy đúng giờ mỗi ngày. Bạn có thể đặt báo thức để cài đặt đồng hồ sinh học của chính mình. Sau khi dậy vào khoảng thời gian đó liên tục, bạn sẽ tự dậy được mà không cần đến báo thức.
  • Không ngủ nhiều vào ban ngày.
  • Tập thể dục vào buổi sáng.
  • Không sử dụng rượu, bia, cà phê hay trà.
  • Không nên ăn no vào buổi tối.
  • Phòng ngủ nên thoáng mát.
  • Tập thể dục nhẹ nhàng trước khi ngủ.
  • Không sử dụng điện thoại trước khi ngủ.
  • Thoải mái tinh thần trước khi ngủ.
Thoải mái tinh thần trước khi ngủ sẽ giúp bạn ngủ ngon hơn
Thoải mái tinh thần trước khi ngủ sẽ giúp bạn ngủ ngon hơn

4.3. Điều trị với thuốc

Các bác sĩ có thể sẽ kê đơn thuốc cho bạn nếu như rối loạn giấc ngủ vẫn còn tiếp diễn. Có thể là các loại thuốc an thần, chống trầm, thuốc ngủ, thuốc chữa rối loạn giấc ngủ,… Tuy vậy, bạn cần phải dùng có liều lượng, tránh dùng sai cách sẽ có thể phản ứng ngược.

Rối loạn giấc ngủ là tình trạng ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của toàn bộ cơ thể cũng như chất lượng cuộc sống của bạn. Vì thế, cách tốt nhất hãy rèn luyện cho mình một chế độ sinh hoạt hợp lý, ngủ đủ giấc để cơ thể luôn khỏe mạnh và tránh tình trạng rối loạn giấc ngủ.

Xem thêm bài viết liên quan:

Người bị thiếu máu não uống nước gì?

Suy nhược thần kinh là gì? Nguyên nhân và cách phòng ngừa bệnh

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Nhắn Messenger
Nhắn tin Messenger
Chat Zalo
Chat Zalo
Gọi với Dược sĩ
gọi với dược sĩ