Tình trạng rong kinh làm chu kỳ kinh nguyệt kéo dài hơn bình thường, điều này gây ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt hằng ngày của chị em. Bài viết dưới đây giúp bạn tìm hiểu thêm về rong kinh giúp bạn nhận biết các dấu hiệu và điều trị hiệu quả nhé.
1. Rong kinh là tình trạng gì?
Bình thường ở nữ giới, chu kỳ kinh nguyệt kéo dài từ 28 đến 32 ngày, thời gian hành kinh trung bình từ 3 đến 5 ngày và mất đi khoảng 50-80ml. Máu kinh thường không đông, có màu đỏ sẫm do chất vụn của tế bào niêm mạc âm đạo, tử cung và các vi khuẩn có sẵn trong âm đạo. Rong kinh là thuật ngữ y học khi trong thời kỳ kinh nguyệt có chảy máu nhiều hoặc kéo dài bất thường.
Rong kinh rong huyết có biểu hiện là kinh nguyệt ra nhiều, mỗi lần thay băng cần phải sử dụng nhiều băng vệ sinh và cần thay băng liên tục mỗi giờ. Kinh nguyệt vẫn ra nhiều vào ban đêm. Máu kinh thường đóng thành cục lớn và bị đau bụng dưới. Nếu rong kinh kèm theo cường kinh trong thời gian dài thì phụ nữ thường mệt mỏi, thở dốc, có những triệu chứng của tình trạng thiếu máu.
2. Nguyên nhân gây ra rong kinh
Trong một số trường hợp, nguyên nhân gây chảy máu kinh nguyệt nặng vẫn chưa được tìm ra, tuy nhiên một số nguyên nhân phổ biến bao gồm:
2.1. Sự mất cân bằng của hormone
Trong một chu kỳ kinh nguyệt bình thường, sự cân bằng giữa hormone estrogen và progesterone điều chỉnh sự tích tụ của niêm mạc tử cung (nội mạc tử cung), bị bong ra trong kỳ kinh nguyệt. Nếu mất cân bằng nội tiết tố, nội mạc tử cung sẽ phát triển quá mức và cuối cùng bị bong ra do chảy máu kinh nguyệt nặng. Một số điều kiện có thể gây mất cân bằng hormone, bao gồm hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS), béo phì, kháng insulin và các vấn đề về tuyến giáp.
2.2. Rối loạn chức năng buồng trứng
Nếu buồng trứng của bạn không giải phóng trứng (rụng trứng) trong chu kỳ kinh nguyệt (anovulation), cơ thể bạn sẽ không sản xuất hormone progesterone, như trong chu kỳ kinh nguyệt bình thường. Điều này dẫn đến mất cân bằng hormone và có thể dẫn đến rong kinh.
2.3. U xơ tử cung gây nên tình trạng rong kinh
Những khối u không ung thư (lành tính) của tử cung xuất hiện trong những năm sinh nở của bạn. U xơ tử cung có thể gây ra nặng hơn so với chảy máu kinh nguyệt bình thường hoặc kéo dài. Sự phát triển nhỏ, lành tính trên niêm mạc tử cung (polyp tử cung) có thể gây chảy máu kinh nguyệt nặng hoặc kéo dài. Tình trạng này xảy ra khi các tuyến từ nội mạc tử cung bị nhúng vào cơ tử cung, thường gây chảy máu nặng và đau đớn.
2.4. Sử dụng các dụng cụ tử cung
Rong kinh là một tác dụng phụ nổi tiếng của việc sử dụng dụng cụ tử cung không có nội tiết tố để kiểm soát sinh sản. Bác sĩ sẽ giúp bạn lập kế hoạch cho các lựa chọn quản lý thay thế.
2.5. Biến chứng thai kỳ
Một thời kỳ kinh duy nhất, nặng, muộn có thể là do sẩy thai. Một nguyên nhân khác gây chảy máu nặng khi mang thai bao gồm vị trí bất thường của nhau thai, chẳng hạn như nhau thai thấp.
2.6. Ung thư tử cung gây
Ung thư tử cung và ung thư cổ tử cung có thể gây chảy máu kinh nguyệt quá nhiều, đặc biệt là nếu bạn đã mãn kinh hoặc đã có xét nghiệm Pap bất thường trong quá khứ.
2.7. Rối loạn chảy máu do di truyền
Một số rối loạn chảy máu – chẳng hạn như bệnh von Willebrand, một tình trạng trong đó một yếu tố đông máu quan trọng bị thiếu hoặc suy yếu – có thể gây chảy máu kinh nguyệt bất thường.
2.8. Sử dụng nhiều thuốc cũng gây nên tình trạng rong cung
Một số loại thuốc, bao gồm thuốc chống viêm, thuốc nội tiết tố như estrogen và progestin và thuốc chống đông máu như warfarin (Coumadin, Jantoven) hoặc enoxaparin (Lovenox), có thể góp phần gây chảy máu kinh nguyệt nặng hoặc kéo dài.
2.9. Điều kiện y tế khác
Một số điều kiện y tế khác, bao gồm bệnh gan hoặc thận, có thể liên quan đến rong kinh.
Xem thêm: 8 cách làm kinh nguyệt đến sớm an toàn và hiệu quả
3. Các triệu chứng thường gặp của rong kinh
Ở nhiều lứa tuổi của chị em phụ nữ đặc biệt là lứa tuổi dậy thì chúng ta sẽ thường thấy hiện tượng rong kinh. Chắc chắn các chị em đang thắc mắc không biết các triệu chứng của rong kinh là gì? Theo như các nhà nghiên cứu rong kinh là hiện tượng của tình trạng kinh nguyệt kéo dài hơn so với mức bình thường Với người phụ nữ bình thường kinh nguyệt sẽ khoảng từ 3-5 ngày còn với người có hiện tượng rong kinh sẽ hơn 7 ngày hoặc nhiều hơn thế. Lượng máu mất đi cũng nhiều hơn rất nhiều áo với những người có chu kỳ bình thường.
Không chỉ có thời gian chu kỳ kinh nguyệt kéo dài, lượng máu tiết ra nhiều khiến cho các chị em phải thay băng vệ sinh trong một giờ và liên tiếp trong thời gian sau đó. Cũng có thể do lượng máu quá nhiều chị em phải sử dụng hai hay nhiều băng vệ sinh cũng một lúc. Hơn thế nữa nếu để ý lượng máu tiết ra có xuất hiện cục máu đông có màu khác lạ so với máu ban đầu và có một mùi khó chịu thì có khả năng rất cao các chị em đang bị rong kinh.
Nếu chị em có cảm giác cơ thể mệt mỏi, khó thở, có triệu chứng thiếu máu trong thời kỳ diễn ra chu kỳ kinh nguyệt, kèm theo đó chị em bị đau bụng dưới liên tục trong thời gian đó các chị em nên chuẩn bị để đi thăm khám ở các bệnh viện phụ khoa sớm nhất có thể.
4. Rong kinh có ảnh hưởng gì đến sức khỏe không?
Rong kinh không phải là hiện tượng xa lạ đối với các chị em phụ nữ, chính vì thế mà nhiều chị em thường chủ quan, xem thường và gây nên nhiều hậu quả xấu cho cơ thể. Tuy nhiên, nếu hiện tượng trên diễn ra thường xuyên và kéo dài thì có thể là dấu hiệu một số căn bệnh nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe và đôi khi còn cả khả năng sinh sản của chị em.
4.1. Rong kinh kéo dài khiến cơ thể bị mất máu
Hiện tượng rong kinh kéo dài sẽ khiến cơ thể của chị em bị mất máu nghiêm trọng. Cơ thể không thể tái tạo và bổ sung đủ lượng máu cho các cơ quan sẽ khiến các bạn gái bị mệt mỏi, chóng mặt, khó chịu, không thể tập trung để học tập, làm việc. Việc này, có ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống cũng như sức khỏe cơ thể của các cô gái.
Vốn dĩ việc trải qua thời gian hành kinh đã là điều khiến chị em thấy khó chịu. Nếu như bị rong kinh trong thời gian dài, diễn ra ở mỗi kỳ kinh sẽ khiến cô gái cảm thấy “ác mộng”. Sẽ đem lại tâm lý tự ti, mệt mỏi khi mỗi kỳ kinh đến mất hết tinh thần khi phải thay băng vệ sinh liên tục, cảm thấy khó chịu. Lâu dài, không chỉ khiến cơ thể suy nhược mà còn khiến tinh thần bị suy sụp, stress và căng thẳng. Vì thế rong kinh đem đến những hệ quả lâu dài vô cùng nguy hiểm.
Việc liên tục phải thay băng vệ sinh, máu ra nhiều ở khu vực âm đạo cũng góp phần tạo ra môi trường cho những loại vi khuẩn có hại sinh sôi, phát triển. Từ đó, chúng sẽ tấn công vùng kín của các chị em và gây nên những căn bệnh viêm, nhiễm ngứa ngáy khó chịu.
4.2. Rong kinh là biểu hiện một số bệnh phụ khoa
Rong kinh không chỉ là một hiện tượng mà nó còn là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh của phái nữ như: ung thư cổ tử cung, u xơ tử cung, buồng trứng đa nang, viêm nội mạc tử cung,… Vì thế nếu bạn bị rong kinh kéo dài nên đi đến các cơ sở y tế để kiểm tra sức khỏe của mình.
Hiện tượng rong kinh kéo dài có thể khiến bạn bị ảnh hưởng đến khả năng làm mẹ và nghiêm trọng hơn là bị vô sinh.
Như vậy, có thể thấy rong kinh vô cùng nguy hiểm và có tác động đến sức khỏe, tinh thần và cuộc sống của mỗi chị em phụ nữ. Vì thế nếu phát hiện bị bệnh nên có những giải pháp chữa trị kịp thời.
Xem thêm: Rong kinh sau sinh là gì? Nguyên nhân và giải pháp điều trị hiệu quả
5. Cách chuẩn đoán tình trạng rong kinh
Hiện nay ở hầu hết các bệnh viện phụ khoa việc chẩn đoán rong kinh thường được các bác sĩ áp dụng bằng việc xét nghiệm máu của các chị em. Nếu mẫu máu của các chị em được lấy ra và đưa đi để xét nghiệm có thể máu sẽ được đánh giá là thiếu sắt hoặc các tình trạng khác có thể như rối loạn tuyến giáp hoặc bị đông máu bất thường. Một cách khác để xét nghiệm chẩn đoán hiện tượng rong kinh là bác sĩ sẽ lấy các tế bào từ cổ tử cung để thu thập và kiểm tra đó là xét nghiệm PAP.
Cũng có thể nếu các chị em lựa chọn kiểu xét nghiệm nhẹ nhàng hơn thì nên siêu âm hoặc chụp siêu âm, với siêu âm thì các bác sĩ sẽ dùng sóng âm để tạo ra hình ảnh của cổ tử cung, buồng trứng và xương chậu để có thể quan sát và theo dõi. Đối với chụp siêu âm bác sĩ sẽ tiêm vào cơ thể bạn một chất lỏng vào cổ tử cung hoặc âm đạo, sau đó các bác sĩ sẽ sử dụng siêu âm để phát hiện ra các vấn đề bất thường xảy ra trong niêm mạc tử cung.
Còn một phương pháp nữa khá là chính xác khi được áp dụng theo ngôn ngữ chuyên ngành được gọi là sinh thiết nội mạc tử cung. Với phương pháp chẩn đoán này các bác sĩ sẽ lấy mẫu mô từ bên trong cổ tử cung để giải phẫu và phát hiện bệnh. Một số phương pháp để điều trị tình trạng rong kinh, các chị em có thể tham khảo các chế độ ăn uống lành mạnh, duy trì một lối sống thoải mái tránh căng thẳng mệt mỏi, bổ sung một lượng sắt cần thiết cho cơ thể, Nếu muốn điều trị dứt điểm các chị e có thể đi thăm khám và làm theo hướng dẫn của các bác sĩ.
6. Các cách điều trị rong kinh tại nhà
6.1. Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp
Giữ gìn sức khỏe cho cơ thể, ăn uống dinh dưỡng, không sử dụng các chất kích thích, thường xuyên rèn luyện tập thể thao, nghỉ ngơi đúng giờ. Bạn nên giữ cho tinh thần vui vẻ, lạc quan tránh bị căng thẳng hoặc stress.
Về chế độ ăn uống: Bạn nên ăn ít thịt và chất béo – chỉ cung cấp lượng đủ cho cơ thể. Bên cạnh đó, bổ sung các khoáng chất như: kẽm, magie, vitamin b1, B6 và cần cung cấp đầy đủ vitamin E cho cơ thể. Ngoài ra, bạn cần bổ sung sắt vì cơ thể đã bị mất máu với liều lượng nhiều.
6.2. Sản phẩm Hoàng Tố Nữ hỗ trợ cải thiện tình trạng rong kinh
Sử dụng Hoàng Tố Nữ của Công ty Dược Dân Khang. Hoàng Tố Nữ đã đạt danh hiệu Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao do người tiêu dùng bình chọn.
Sản phẩm được chiết xuất từ các dược liệu khô như: Bạch truật, đảng sâm, bán hạ chế, trần bì, khiêm thực, liên nhục, kim anh,…
Sử dụng Hoàng Tố Nữ sẽ giúp bạn ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể, giúp bổ khí, tăng cường sức khỏe, kháng khuẩn, điều hòa khí huyết và hỗ trợ điều trị bệnh lý huyết trắng, diệt khuẩn, chống dị ứng, lợi mật và ức chế cơ trơn của tử cung, an thần, điều hòa kinh nguyệt, ngăn ngừa các bệnh viêm nhiễm phụ khoa, giải độc cho cơ thể.
6.3. Một số loại thuốc dân giãn chữa rong kinh
Nếu rong kinh ở mức độ nhẹ, xảy ra do rối loạn nội tiết. Bạn có thể áp dụng sử dụng 1 số cách dưới đây. Nó sẽ giúp bạn làm giảm các triệu chứng của rong kinh.
Huyết dụ: Có tính bổ huyết, cầm máu, ôn kinh hiệu quả.Cách dùng: Lấy 30g huyết dụ sắc cùng 300ml nước. Đun nhỏ lửa đến khi nước cạn, còn 100ml. Chia ra uống mỗi ngày 2 lần.
Ngải cứu: Có tính ôn huyết, cầm máu rất tốt. Cách dùng: Chuẩn bị ngải cứu, cỏ hôi, ích mẫu thảo, hy thiêm, hương phụ. Đem sắc cùng nửa lít nước, đun đến khi còn 100ml nước. Chia ra ngày uống 2 lần trong kỳ kinh.
Nhọ nồi: Đây là loại cây có tác dụng cầm máu khá tốt. Bạn có thể đem rửa sạch và giã nhỏ nhọ nồi rồi ép lấy nước. Ngày uống 2 lần sẽ thấy hiệu quả.
Lời kết
Rong kinh làm ảnh hưởng đến cuộc sống bình thường, gây chứng mất máu và chuột rút. Nếu bạn đang có tình trạng như ra kinh kéo dài trên 7 ngày , máu ra nhiều và không đông, máu có cục, đau bụng dưới dữ dội… Bạn cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa để khám, xác định nguyên nhân và có hướng điều trị phù hợp, tránh để tình trạng này kéo dài gây ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như khả năng sinh sản.
Nếu bạn đang có thắc mắc về tình trạng rong kinh, hãy điền vào Form tư vấn bên dưới hoặc gọi đến số Hotline 1900 7061 để nhận được sự tư vấn miễn phí từ đội ngũ Dược sĩ.
Xem thêm bài viết có nội dung liên quan:
Có kinh sớm có ảnh hưởng đến sức khỏe không?
Nguyên nhân gây nên tình trạng trễ kinh và giải pháp hiệu quả