Triệu chứng ăn không tiêu là gì? Những điều bạn cần biết [A-Z]

Ăn nhiều đồ ăn nhanh, các loại thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn chứa nhiều dầu mỡ dễ bị ăn không tiêu

Ăn không tiêu – chứng khó tiêu hay còn gọi là một triệu chứng của bệnh rối loạn tiêu hóa, tình trạng này khá phổ biến, có thể nói rằng ai cũng từng mắc phải triệu chứng này. Vậy thì ăn không tiêu là gì? ăn không tiêu có nguy hiểm đến tính mạng không và làm cách nào để phòng ngừa được chứng bệnh này? Mời bạn theo dõi bài viết để biết thêm chi tiết.

1. Triệu chứng ăn không tiêu?

Tình trạng ăn không tiêu ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn
Tình trạng ăn không tiêu ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn

Ăn không tiêu do rối loạn hoạt động các cơ quan tiêu hoá có thể gây ra các triệu chứng khó chịu sau đây:

  • Đầy bụng: Hay còn gọi là đầy hơi, là tình trạng lượng thức ăn được đưa vào cơ thể sau khi qua ruột non chưa được tiêu hoá hoàn toàn tiếp tục đi đến các đoạn sau của ống tiêu hoá. Tại nơi này, thức ăn còn dư sẽ được các vi sinh vật lên men và sinh khí tạo cảm giác đầy bụng và muốn xì hơi. Tình trạng này gặp khi có thói quen ăn quá no, quá nhanh hoặc khi mắc các bệnh lý khiến cho khả năng tiêu hoá của cơ thể giảm đi.
  • Đau bụng: Các cơn đau bụng thường diễn ra sau khi ăn. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể là do viêm loét dạ dày, tá tràng,… sau bữa ăn, cơ thể tiết ra các dịch tiêu hoá để phân giải thức ăn, trong đó dịch vị có pH khá thấp có thể tấn công các vết loét gây đau dữ dội thường ở vị trí vùng thượng vị. Các bệnh lý gan mật sẽ làm giảm khả năng hấp thu các chất béo nên trong các bệnh lý này, bệnh nhân thường có cảm giác đau quặn bụng khi ăn nhiều dầu mỡ.
  • Buồn nôn: Sự tăng tiết dịch vị sau bữa ăn kích thích dạ dày co bóp quá mức khiến thức ăn có khả năng bị ép ngược trở lại thực quản thay vì xuống ruột non gây ra cảm giác buồn nôn thậm chí gây ra tình trạng trào ngược dạ dày thực quản làm tổn thương và gây viêm thực quản. Thông thường sau mỗi lần nôn bệnh nhân sẽ cảm thấy dễ chịu hơn.
  • Đau bao tử: Các dấu hiệu của tình trạng ăn không tiêu thường xảy ra ở dạ dày bao gồm đau âm ỉ dạ dày, cảm giác dạ dày sôi, co bóp từng cơn và đôi khi phát ra tiếng, nóng ran trong dạ dày hoặc phần trên của ngực do tác động của acid dịch vị.
  • Nhức đầu: Nghe có vẻ không liên quan nhưng khi bạn gặp phải tình trạng ăn không tiêu, cơ thể tiết ra nhiều acid làm sản sinh nhiều carbon dioxide trong dạ dày, chính chất này có thể gây nên tình trạng đau đầu (có thể một hoặc cả hai bên đầu).
Nhức đầu có thể là triệu chứng do ăn không tiêu gây nên
Nhức đầu có thể là triệu chứng do ăn không tiêu gây nên
  • Khó thở: Là hậu quả của việc trào ngược dạ dày thực quản khi acid từ dạ dày trào lên thực quản có thể xâm nhập qua đường hô hấp gây khó thở, hoặc nguy hiểm hơn là vào phổi gây phù nề đường dẫn khí rất nguy hiểm.
  • Sụt cân: Đây là dấu hiệu mạn tính của tình trạng ăn không tiêu, do thức ăn không được tiêu hoá và hấp thụ tốt, cơ thể không cung cấp đủ các dưỡng chất cần thiết thì việc sụt cân là điều hiển nhiên sẽ diễn ra. Đi kèm với sụt cân có thể là các bệnh lý về tâm lý khác như trầm cảm, lo âu, mất ngủ có thể xảy ra.
  • Đi tiêu ra máu: Viêm loét dạ dày tá tràng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng ăn không tiêu. Một trong các biểu hiện thường thấy của bệnh lý này là đi tiêu ra phân đen hoặc tiêu ra máu, vì vậy khi bạn gặp phải tình trạng khó tiêu mà lại đi tiêu ra máu thì bạn cần chú ý hơn tới sức khỏe của mình.
  • Mệt mỏi: Đây là hậu quả của việc hấp thu dinh dưỡng kém và mất máu qua đường tiêu hoá trong các bệnh lý viêm loét đường tiêu hoá như viêm loét dạ dày, thực quản, tá tràng, đại tràng. Do đó, bệnh nhân ăn không tiêu cần được bồi bổ để nhanh chóng phục hồi lại thể trạng.

2. Một số nguyên nhân dẫn đến ăn không tiêu

Nguyên nhân dẫn đến việc rối loạn tiêu hóa làm ăn không tiêu có thể do lối sống ăn uống của bạn chưa hợp khoa học hoặc do bệnh lý nào đó mà bạn đang mắc phải.

Ăn không tiêu có thể là dấu hiệu của một vấn đề tiềm ẩn, ví dụ như trào ngược dạ dày thực quản, viêm loét dạ dày, hội chứng ruột kích thích (viêm đại tràng co thắt), sỏi mật, không dung nạp lactose hoặc các bệnh rối loạn khác.

Một số thuốc cũng có thể gây ra chứng khó tiêu: aspirin, nhóm NSAID như ibuprofen,… thuốc bổ sung hormone estrogen, thuốc tránh thai, thuốc steroid, một số loại kháng sinh, các thuốc bổ sung hormone tuyến giáp.

Rượu bia là một trong những nguyên nhân gây ra ăn không tiêu
Rượu bia là một trong những nguyên nhân gây ra ăn không tiêu

Nguyên nhân khác là do lối sống hút thuốc, uống rượu và thói quen ăn quá nhiều và quá nhanh, nhai không kỹ, vừa ăn vừa nói chuyện, xem truyền hình làm mất tập trung kéo dài thời gian ăn hoặc trong bữa ăn có nhiều chất béo và gia vị đặc biệt là các loại thức ăn nhanh.

Một nguyên nhân khác đó là do dạ dày thiếu acid, sẽ làm thức ăn tiêu hóa chậm, tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại tấn công đường tiêu hóa, làm cho thức ăn không được đào thải bị lên men, dẫn đến ăn không tiêu. Căng thẳng và mệt mỏi kéo dài cũng có thể khiến bạn bị ăn không tiêu.

Xem thêm: Cách trị ợ hơi liên tục ngay tại nhà đơn giản và hiệu quả

3. Tình trạng ăn không tiêu được chẩn đoán như thế nào?

Thông thường, để chẩn đoán một người có gặp phải tình trạng ăn không tiêu hay không, bác sĩ sẽ dựa vào các triệu chứng lâm sàng mà người đó gặp phải như: đầy bụng, đau bụng, buồn nôn, hay ợ nóng, ợ chua, xì hơi, cảm giác bao tử cồn cào,… Và hỏi thêm các tiền sử mắc các bệnh lý tiêu hoá của bệnh nhân để khai thác thêm thông tin về bệnh từ đó đưa ra hướng xử lý phù hợp.

Tuy nhiên, trong các trường hợp ăn không tiêu dai dẳng đi kèm với các dấu hiệu nghiêm trọng hơn như nôn ra máu, đi tiêu ra máu, sụt cân nhanh,… bác sĩ cần cho làm các xét nghiệm, các phương pháp chẩn đoán khác để tìm ra nguyên nhân dẫn đến tình trạng ăn không tiêu trên để trị dứt điểm bệnh. Các phương pháp chẩn đoán hay được sử dụng trong trường hợp này là:

  • Nội soi ống tiêu hoá: ống nội soi nhỏ có lắp camera được đưa vào ống tiêu hoá (có thể gây mê hoặc không trong quá trình thao tác). Hình ảnh thu được giúp đánh giá vị trí và mức độ tổn thương đường tiêu hoá.
  • Xét nghiệm phân: tìm máu, vi khuẩn HP, các yếu tố bất thường khác gây nên các bệnh lý đường tiêu hóa thường gặp.

4. Điều trị chứng ăn không tiêu sao cho hiệu quả

Đa phần, các trường hợp gây ra ăn không tiêu thường không nguy hiểm nhưng chúng tạo cảm giác khó chịu cho người bênh, vì vật cần phải có những phương pháp để cải thiện tình hình bệnh, góp phần cải thiện cuộc sống.

Một khi đã loại trừ được các bệnh nghiêm trọng, việc điều trị chứng khó tiêu bằng thuốc kháng acid hoặc ức chế tiết acid được khuyên dùng và thường có hiệu quả.

  • Thuốc kháng acid: Những thuốc này có tác dụng trung hòa acid có trong dạ dày, giúp giảm nhanh triệu chứng đau. Có thể dùng khi triệu chứng bắt đầu như sau bữa ăn hoặc trước khi đi ngủ. Để có tác dụng tốt nhất nên uống thuốc sau khi ăn, lúc bụng no, trong vòng 1 giờ.
  • Thuốc ức chế tiết acid: Nếu triệu chứng vẫn kéo dài hoặc tái phát, bạn có thể dùng thuốc ức chế bơm proton (PPI) hoăc thuốc kháng histamin H2, tuy nhiên trước khi sử dụng bạn cần có được ý kiến của bác sĩ. Trường hợp đã sử dụng nhưng vẫn còn tình trạng khó tiêu kéo dài thì nên đi khám.
Sử dụng các loại thuốc ức chế acid giúp làm giảm triệu chứng ăn không tiêu
Sử dụng các loại thuốc ức chế acid giúp làm giảm triệu chứng ăn không tiêu
  • Thuốc chống đầy hơi: Simethicon (dạng đơn chất hoặc phối hợp với các hoạt chất khác). Tác dụng của simethicone là “giảm sức căng bề mặt” của chất lỏng bao quanh bong bóng hơi khiến chúng kết hợp lại, tạo thành bong hơi lớn hơn và dễ bị vỡ từ đó làm giảm cảm giác đầy hơi.
  • Thuốc điều hòa co bóp dạ dày: Domperidon, itopride hydrocloride giúp giảm trào ngược, để trị triệu chứng ợ chua.
  • Thuốc kháng sinh: Trường hợp khó tiêu do bị nhiễm H.Pylori, bác sĩ sẽ kê thêm kháng sinh để trị dứt điểm nguyên nhân từ đó làm giảm tình trạng khó tiêu.
  • Thay thế thuốc: Một số thuốc có thể làm sinh ra tình trạng khó tiêu vì vậy ở trường hợp này bác sĩ sẽ cân nhắc thay sang loại thuốc mới không gây nên hiện tượng này. Người lớn tuổi là đối tượng rất dễ gặp phải ở trường hợp này.

Xem thêm: Dễ tiêu hóa nên ăn gì? Gợi ý cho bạn 11 loại thực phẩm này

5. Một số lời khuyên dành cho người bị chứng ăn không tiêu

Một chế độ ăn uống lành mạnh góp phần ngừa chứng ăn không tiêu và các bệnh về đường tiêu hóa
Một chế độ ăn uống lành mạnh góp phần ngừa chứng ăn không tiêu và các bệnh về đường tiêu hóa

Người bị chứng ăn không tiêu nói chung và những người có vấn đề về hệ tiêu hóa nói riêng đều nên xây dựng và duy trì cho mình một lối sống khoa học, một chế độ ăn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng và tốt cho hệ tiêu hóa:

  • Nên uống nhiều nước sau bữa ăn hơn là trong lúc đang ăn.
  • Nên ăn nhiều bữa nhỏ, ăn chậm và không nên ăn quá no, tránh ăn quá khuya gây gánh nặng cho hệ tiêu hóa.
  • Cần cố gắng thư giãn sau bữa ăn. Nhưng tuyệt đối không được nằm ngay sau khi ăn.
  • Hạn chế dùng các loại thức ăn cay, thức ăn có nhiều thành phần chất béo, có hàm lượng acid cao như cam, chanh hoặc các loại thực phẩm chứa nhiều caffein như là trà, cà phê,…
  • Nếu bạn đang hút thuốc lá thì hãy ngưng lại, vì thuốc lá có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày của bạn.
  • Duy trì cân nặng trong mức được khuyến cáo, tập thể dục, thể thao đều đặn trước khi ăn hoặc sau khi ăn ít nhất 1 giờ.
  • Để tránh tình trạng khó tiêu, bạn nên kết thúc bữa tối trước khi đi ngủ ít nhất 3 giờ.
  • Ngủ kê cao gối để tránh hiện tượng trào ngược acid từ dạ dày.

6. Sản phẩm Đại Tràng Dân Khang hỗ trợ tiêu hóa tốt, làm giảm chứng ăn không tiêu

Ngoài việc có chế độ sinh hoạt và chế độ ăn hợp lý, bổ sung thêm sản phẩm bảo vệ sức khỏe có thành phần từ thiên nhiên cho cơ thể cũng giúp giảm thiểu tình trạng ăn không tiêu một cách đáng kể.

Với công dụng giúp làm giảm các triệu chứng đầy hơi, ăn không tiêu, hỗ trợ hệ tiêu hóa giúp giảm tình trạng chán ăn, ăn không ngon, Đại Tràng Dân Khang là lựa chọn phù hợp cho những người đang gặp vấn đề về tiêu hóa, đặc biệt là chứng ăn không tiêu, viêm đại tràng.

Sản phẩm có thành phần 100% từ thiên nhiên, an toàn với người sử dụng mà không để lại tác dụng không mong muốn, có thể sử dụng ở cả người lớn và trẻ nhỏ.

Sản phẩm Đại Tràng Dân Khang giúp tăng cường tiêu hóa và hỗ trợ làm giảm các biểu của viêm đại tràng
Sản phẩm Đại Tràng Dân Khang giúp tăng cường tiêu hóa và hỗ trợ làm giảm các biểu của viêm đại tràng

Cách dùng sản phẩm

  • Người lớn: Uống 2-3 viên/ ngày.
  • Trẻ nhỏ trên 1 tuổi: Uống 1 viên/lần x2 lần/ngày
  • Đối với trẻ nhỏ, cần phải tháo vỏ nang, lấy phần bột trong nang hòa với nước hoặc trộn cùng sữa, thức ăn cho trẻ.
  • Sử dụng sau khi ăn 30 phút hoặc uống ngay lúc đau.
  • Nên sử dụng mỗi đợt từ 1-3 tháng, sử dụng cùng men vi sinh để đạt hiệu quả tốt.
  • Tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng.

Bảo quản: Nơi khô ráo, tránh ánh sáng mặt trời.

Lưu ý:  Sản phẩm không phải là thuốc không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh và không dùng cho người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

Lời kết

Ăn không tiêu đôi khi chỉ là triệu chứng do lối sống sinh hoạt không chuẩn chỉnh nhưng cũng có thể là dấu hiệu báo động rằng bạn đang gặp một số bệnh lý về đường ruột. Vì vậy, hiểu rõ về chứng ăn không tiêu sẽ giúp bạn có thể phòng ngừa cũng như nhận ra bản thân mình đang mắc chứng bệnh này hay không từ đó có những can thiệp kịp thời. Một số thực phẩm bảo vệ sức khỏe hiện nay trên thị trường cũng có hiệu quả rất tốt trong việc cải thiện các vấn đề về tiêu hóa, tiêu biểu như Đại Tràng Dân Khang – Sản phẩm giúp làm tăng cường hệ tiêu hóa được nhiều người tin dùng.

Bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết về tình trạng này. Nếu có thắc mắc gì thêm bạn có thể đăng ký tư vấn cho Bác sĩ hoặc gọi Hotline 19007061 để được Bác sĩ tư vấn Miễn phí cho bạn.




    * Vui lòng đợi vài giây sau khi nhấn Gửi

    Xem thêm bài viết liên quan:

    Top 6 loại thuốc nhuận tràng an toàn và hiệu quả

    Cách trị rối loạn tiêu hóa tại nhà an toàn và hiệu quả

    Bị táo bón nên ăn gì và kiêng gì để cải thiện tốt?

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Nhắn Messenger
    Nhắn tin Messenger
    Chat Zalo
    Chat Zalo
    Gọi với Dược sĩ
    gọi với dược sĩ