Viêm đa khớp là gì? Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

viêm đa khớp bệnh thường gặp ở người già

Mỗi khi thay đổi thời tiết, trái gió trở trời thì bạn sẽ cảm thấy các khớp xương đau nhức, khó chịu, đó chính là dấu hiệu của viêm đa khớp. Vậy làm thế nào để cải thiện tình trạng này? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu nhé!

1. Viêm đa khớp là gì?

Đây được xem là bệnh lý mãn tính thuộc các bệnh lý xương khớp thường gặp, là tình trạng một hay nhiều khớp sưng đau, có thể đối xứng với nhau, với một số biểu hiện khi thời tiết thay đổi đột ngột như sưng, nóng và đau khi thời tiết thay đổi đột ngột.

Viêm đa khớp là một thuật ngữ để chỉ tình trạng viêm nhức xương khớp có ảnh hưởng trên 5 khớp trở lên cùng lúc. Viêm đa khớp có thể do nhiều bệnh lý gây ra, việc tổn thương đa khớp làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động hằng ngày của bệnh nhân, theo thống kê có tới 25% bệnh nhân viêm đa khớp mức độ nặng có nguy cơ tàn phế vĩnh viễn, không thể cử động một cách bình thường và việc vận động cực kỳ hạn chế. Tình trạng trên có thể xảy ra ở mọi độ tuổi, giới tính tuy nhiên tuổi tác càng cao thì nguy cơ mắc và mức độ đau thường nghiêm trọng hơn.

Tổn thương ở các khớp do viêm đa khớp gây ra
Tổn thương ở các khớp do viêm đa khớp gây ra

2. Các dạng viêm đa khớp thường gặp

Viêm khớp thông thường được chia thành các dạng:

Viêm đa khớp tự miễn: Gặp trong các bệnh lý như viêm khớp dạng thấp, bệnh vẩy nến,… các bệnh lý dạng này điều trị rất khó khăn, đòi hỏi tốn kém nhiều thời gian và tiền bạc. Do có liên quan đến các yếu tố di truyền nên người có bố mẹ mắc bệnh loại này thì con cái cũng có nguy cơ mắc cao hơn so với người bình thường.

Viêm đa khớp nội sinh: Viêm đa khớp do các bệnh lý khác của cơ thể gây nên như bệnh viêm mạch máu, cường giáp, suy gan, suy thận, thoái hoá khớp, sự suy giảm tiết hormon sinh dục nữ,… Các trường hợp bệnh này cần phải tìm ra nguyên nhân và điều trị song song giữa triệu chứng viêm khớp và điều trị tận gốc nguyên nhân.

Viêm đa khớp do yếu tố bên ngoài: Do các tác nhân bên ngoài khi được thu nhận vào cơ thể có thể gây viêm đa khớp chẳng hạn như virus, vi khuẩn, do thuốc sử dụng để điều trị các bệnh lý khác,…

3. Nguyên nhân gây nên bệnh viêm đa khớp

3.1. Các nguyên nhân thường gặp

Gặp tác nhân gây bệnh: Có thể là do vi khuẩn, virus, dị nguyên nhưng hiện nay vẫn chưa xác định chắc chắn.

Yếu tố cơ địa: Bệnh này thường có liên hệ mật thiết đến yếu tố giới tính, khảo sát cho rằng bệnh viêm đa khớp xuất hiện nhiều trên phụ nữ hơn so với nam giới.

Yếu tố di truyền: Những người mắc bệnh thường có liên quan đến di truyền, cụ thể khi có người thân mắc bệnh thì thế hệ sau có nguy cơ mắc bệnh đến 60-75%, còn tỷ lệ ngoài cộng đồng chiếm 30% khả năng mắc bệnh.

Các yếu tố bên ngoài như: Môi trường sống, nhiệt độ lạnh, ẩm thấp làm cơ thể suy yếu, mệt mỏi,… cũng chính là những yếu tố làm bệnh viêm đa khớp hình thành.

3.2. Các nguyên nhân liên quan bệnh lý

Viêm đa khớp dạng thấp: Đây là một bệnh lý tự miễn trong đó các tế bào miễn dịch trong cơ thể bệnh nhân tự tấn công và phá huỷ các tế bào của chính cơ thể mình. Nhiều loại tế bào có thể bị tổn thương trong trường hợp này, tuy nhiên các tế bào miễn dịch bị lỗi thường tấn công vào màng tế bào sụn, xương khớp gây viêm cùng lúc nhiều khớp trong cơ thể.

Bệnh Gout: Bệnh gout là một bệnh lý viêm khớp do lắng đọng các tinh thể acid uric. Các tinh thể này gây kích ứng và gây ra sưng, viêm đau dữ dội tại các khớp. Sự tăng nồng độ acid uric trong cơ thể có thể là do chế độ ăn uống không hợp lý hoặc do nguyên nhân bên trong như rối loạn việc thải trừ acid uric, dùng các thuốc làm giảm đào thải acid uric.

Viêm khớp vẩy nến: Đây cũng là một trong những bệnh lý tự miễn, tế bào miễn dịch sau khi tấn công cấu trúc da sẽ tấn công tiếp tục hệ thống xương khớp gây đau nhức, sưng viêm nhiều vị trí trong cơ thể.

Do thoái hoá khớp: Khi tuổi tác cao, các cấu trúc sụn khớp trong cơ thể dần dần bị thoái giáng và suy giảm hoạt động, dễ bị tổn thương và viêm hơn. Tất cả các khớp trong cơ thể đều có thể bị thoái hoá, do đó có thể gây ra tình trạng viêm đa khớp. Tỉ lệ thoái hóa khớp cao nhất ở người trên 50 tuổi đặc biệt là phụ nữ sau giai đoạn mãn kinh.

Nhiễm trùng: Sự viêm nhiễm do vi sinh vật như vi khuẩn, virus, nấm có thể gây viêm ở nhiều khớp cùng lúc. Nhiều loại vi sinh vật có thể gây ra tình trạng viêm đa khớp chẳng hạn như: virus viêm gan, Parvovirus, vi khuẩn lao, streptococcus, virus Ross River,…

Vi sinh vật xâm nhập có thể gây viêm đa khớp cùng lúc
Vi sinh vật xâm nhập có thể gây viêm đa khớp cùng lúc

4. Các biểu hiện của bệnh viêm khớp

Do bệnh tiến triển từ từ, tăng dần theo thời gian nên rất khó phát hiện ở thời kì mới phát bệnh. Vì thế, chỉ khi bệnh nặng lên, biểu hiện phát ra bên ngoài, thì người bệnh mới có thể biết được là mình đã bị viêm đa khớp.

  • Khi người bệnh phát hiện các bộ phận khớp bị sưng, hầu hết là đối xứng 2 bên như hai đầu gối, hai ngón tay cùng vị trí.
  • Thức dậy sẽ cảm thấy cứng khớp, người bệnh khó thể vận động ngay được, mà phải xoa bóp mới có thể hoạt động được.
  • Đau xung quanh các bộ phận khớp như khớp bàn ngón tay, đau khớp cổ tay, khớp bàn ngón chân, khớp cổ chân.
  • Người bệnh còn có thể xuất hiện các cảm giác mệt mỏi, chán ăn, sút cân, da và niêm mạc xanh nhạt.
  • Khi bệnh tiến triển nặng, các khớp bị viêm nặng hơn sẽ xuất hiện triệu chứng bao khớp phình to ra, teo khớp, biến dạng khớp, tệ hơn có thể gây tàn phế.
Viêm đa khớp gây khó khăn trong đi lại
Viêm đa khớp gây khó khăn trong đi lại

Xem thêm: Viêm khớp cổ chân: Nguyên nhân và cách điều trị [A-Z]

5. Viêm đa khớp có nguy hiểm không?

Tình trạng viêm cùng lúc nhiều khớp là một trong những dấu hiệu đáng báo động của các bệnh lý nguy hiểm như đã trình bày ở phần trên. Nếu có dấu hiệu viêm đa khớp nên tính cực thăm khám để chẩn đoán và điều trị. Nếu không kịp thời chữa bệnh, bệnh có thể tiến triển nặng và gây ra các biến chứng nguy hiểm như:

Cứng khớp: Các khớp sẽ trở nên khó vận động hơn, khi xoay chuyển tạo nên cảm giác khó chịu, thậm chí là đau nhức. Hiện tượng này thường xảy ra kèm với tình trạng viêm khớp và thường xuất hiện sau một thời gian dài không vận động như sau khi ngủ dậy hoặc sau một thời gian dài ngồi học tập, làm việc.

Teo cơ: Việc đau nhức khi vận động làm hạn chế việc hoạt động của bệnh nhân, người bệnh viêm đa khớp có xu hướng ít vận động khiến hệ cơ kém phát triển, teo dần đi có thể dẫn đến liệt cơ, làm mất khả năng hoạt động của bệnh nhân.

Biến dạng khớp: Sự viêm nhiễm, sưng khớp xảy ra kéo dài trong một thời gian dài có thể làm biến đổi cấu trúc khớp, làm khớp lệch đi, dị dạng. Biến dạng có thể là vĩnh viễn làm mất thẩm mỹ và đôi khi cần phải phẫu thuật để khắc phục.

Bại liệt: Hậu quả nghiêm trọng nhất của tình trạng viêm đa khớp là khớp mất khả năng hoạt động khiến cho bệnh nhân không thể hoạt động được.

6. Các phương pháp dùng để chẩn đoán viêm đa khớp

Viêm đa khớp thường được chẩn đoán thông qua các phương pháp chẩn đoán sau:

6.1. Khám lâm sàng

Bác sĩ sẽ thực hiện thăm hỏi về thời điểm bệnh, mức độ, vị trí đau, tiền sử bệnh xương khớp của gia đình, tiền sử sử dụng thuốc trước đây. Kèm theo đó, bác sĩ có thể thực hiện một số bài test giúp đánh giá khả năng hoạt động khớp, mức độ phản xạ cơ xương khớp để đánh giá mức độ tổn thương của bệnh.

Khám lâm sàng viêm đa khớp
Khám lâm sàng viêm đa khớp

6.2. Chẩn đoán hình ảnh

Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh được xem là chẩn đoán phổ biến nhất đối với tình trạng viêm đa khớp do tính chính xác cao. Các phương pháp này cung cấp các thông tin về vị trí, mức độ tổn thương cơ xương khớp, đôi khi giúp phát hiện được nguyên nhân gây ra bệnh. Một số phương pháp chẩn đoán hình ảnh thường được chỉ định bao gồm MRI, CT-scan, X-quang.

6.3. Xét nghiệm máu

Các xét nghiệm máu thường được chỉ định để xác định các kháng thể trong trường hợp bệnh lý tự miễn, xét nghiệm tìm vi khuẩn trong viêm đa khớp nhiễm trùng hoặc dùng để chẩn đoán loại trừ các nguyên nhân khác.

7. Bệnh viêm đa khớp được điều trị như thế nào?

Trước khi tìm hiểu các cách điều trị viêm đa khớp, chúng ta cần phải hiểu rằng đây là bệnh lý mãn tính, do đó không phải ngày một ngày hai có thể chữa khỏi, việc hỗ trợ điều trị cần phải có thời gian lâu dài, ngoài ra bệnh nhân cần phải kiên trì trong quá trình điều trị bệnh, để tránh tình trạng co rút và biến dạng khớp tái diễn nhiều lần.

Tuỳ thuộc vào nguyên nhân gây nên tình trạng viêm đa khớp mà các phương pháp điều trị được thay đổi linh động, hợp lý và đặc hiệu cho từng bệnh khác nhau. Các phương pháp điều trị cơ bản trong trường hợp viêm đa khớp bao gồm:

7.1. Điều trị không dùng thuốc

Các phương pháp điều trị không dùng thuốc chủ yếu dựa vào các tác động vật lý để cải thiện các triệu chứng viêm, đau khớp, cải thiện lưu lượng máu đến các khớp viêm, nâng cao sức dẻo dai của hệ cơ xương khớp, tăng cường khả năng chống đỡ cơ thể và tạo điều kiện cho bệnh tình phục hồi nhanh chóng. Một số phương pháp thường được khuyến cáo áp dụng cho bệnh nhân viêm đa khớp như: vật lý trị liệu, châm cứu, massage, tập yoga, chườm đá, chườm nóng tại vị trí đau,…

Các liệu pháp điều trị hồi phục bằng vật lý trị liệu cũng là một giải pháp an toàn và đem lại hiệu quả cao. Việc thực hiện các bài tập vật lý trị liệu bằng các bài tập theo sự hướng dẫn của các bác sĩ ở các khớp, kết hợp với các kỹ thuật viên giỏi sẽ giúp cho liệu trình phục hồi hiệu quả hơn, giúp duy trì lực cơ, giảm đau, kháng viêm, và giúp bệnh nhân sớm phục hồi khả năng vận động.

Đặc biệt, khi trị liệu đối với bệnh nhân bị viêm đa khớp thì các bài tập, các động tác phải được tiến hành một cách thận trọng, có mức độ tăng dần lên. Ngoài việc tập vận động ở các khớp, thì cũng phải tập các động tác giúp tăng cường sức cơ, để hiệu quả nhanh hơn.

Khớp xương chính là các bộ phận giúp liên kết cấu trúc cơ thể, do đó tầm quan trọng của chúng rất lớn. Vì sức khỏe của bản thân thì mỗi người nên trang bị cho mình những kiến thức cơ bản của căn bệnh viêm đa khớp để luôn luôn khỏe mạnh trong cuộc sống.

Điều trị viêm đa khớp bằng phương pháp trị liệu hiệu quả
Điều trị viêm đa khớp bằng phương pháp trị liệu hiệu quả

7.2. Dùng thuốc điều trị

Lựa chọn thuốc hợp lý trong điều trị viêm đa khớp để chữa đúng nguyên nhân gây ra tình trạng trên. Một số nhóm thuốc điều trị viêm đa khớp thường được sử dụng bao gồm:

Nhóm giảm đau mức độ nhẹ – trung bình: Nhóm này bao gồm các hoạt chất như Paracetamol và nhóm kháng viêm non-steroid như Naproxen, Meloxicam, Celecoxib,… với cơ chế chính là ức chế hình thành các hoạt chất gây nên quá trình viêm trong cơ thể. Tuy nhiên việc sử dụng với liều không hợp lý hoặc sử dụng trong thời gian dài nhóm thuốc này làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý về gan, dạ dày và tim mạch,…

Nhóm giảm đau mức độ nặng: Thường là nhóm giảm đau opioid thường gặp là codein và methadon. Nhóm này với cơ chế là làm mất cảm giác đau tại thần kinh trung ương, khiến não bộ không nhận ra cảm giác đau. Opioid thường được phối hợp với các thuốc giảm đau mức độ nhẹ – trung bình để kiểm soát cơn đau mức độ cao hơn mà nhóm thuốc này không kiểm soát được. Khi sử dụng nhóm opioid có thể gây buồn ngủ, tránh vận hành máy móc hoặc lái xe đường dài khi sử dụng thuốc.

Nhóm kháng viêm Steroid: Thường được dùng đường tiêm để giảm nhanh chóng các cơn đau mức độ nghiêm trọng khiến bệnh nhân khó hoạt động được. Nhóm thuốc này có bản chất là nhóm hormon tuyến thượng thận trong cơ thể, hoạt tính cao đi kèm là nhiều tác dụng phụ nguy hiểm làm thay đổi quá trình chuyển hoá trong cơ thể. Do đó, khi sử dụng nhóm thuốc này cần có sự giám sát của bác sĩ chuyên môn.

Nhóm thuốc sinh học: Thường được dùng để giảm tình trạng viêm do tác động vào hoạt động của hệ miễn dịch trong cơ thể, dùng trong các bệnh lý viêm đa khớp dạng tự miễn.

Xem thêm: TOP 6 Thuốc bổ xương khớp được nhiều người dùng đánh giá cao

7.3. Sử dụng thực phẩm chức năng

Đối với quá trình chữa viêm đa khớp, thì trước hết  nguyên tắc hỗ trợ điều trị chung của bệnh này là đầu tiên cần phải duy trì bệnh ở mức độ hiện tại, rồi tiếp tục tiến hành chữa trị làm hạn chế và giảm tình trạng cứng khớp, đau sưng và khôi phục lại các cử động ở các khớp bị viêm.

Việc điều trị, hỗ trợ chữa viêm đa khớp bằng thực phẩm chức năng cũng là một biện pháp được nhiều người áp dụng, tuy nhiên cần tìm hiểu kỹ và có những thông tin chính xác, đầy đủ về căn bệnh này để lựa chọn loại thuốc phù hợp. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại thuốc giúp hỗ trợ quá trình chữa viêm khớp, một trong số đó là viên Xương khớp Dân Khang. Với chiết xuất từ các thảo dược quý, có lợi trong quá trình điều trị viêm khớp, nên đây luôn là sản phẩm được nhiều khách hàng lựa chọn.

8. Cách phòng ngừa bệnh viêm đa khớp

Bên cạnh điều trị hợp lý thì áp dụng các phương pháp phòng ngừa giúp cải thiện bệnh tình, ngăn ngừa bệnh tái phát và phòng ngừa viêm đa khớp cho đối tượng khỏe mạnh. Các cách phòng ngừa viêm đa khớp đơn giản có thể thực hiện tại nhà hằng ngày là:

Tạo thói quen tập thể dục: Tập thể dục hằng ngày giúp nâng cao sức đề kháng, sức khỏe cơ xương khớp, làm chậm quá trình thoái hoá, cân bằng hormon trong cơ thể giúp phòng ngừa viêm đa khớp. Cần tạo thói quen luyện tập thể dục thể thao ít nhất 30 phút mỗi ngày để bảo vệ sức khoẻ.

Sinh hoạt khoa học: Ăn uống đủ chất cần thiết cho xương khớp như canxi, vitamin C, D, E, omega-3,… ngủ nghỉ đủ giấc, tránh lạm dụng những sản phẩm như rượu bia, thuốc là giúp ngăn ngừa viêm đa khớp hiệu quả.

Thăm khám kịp thời: Khi xảy ra chấn thương xương khớp hoặc có dấu hiệu đau nhức các khớp thì không nên chủ quan mà tích cực đến thăm khám để ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng.

Nếu bạn đang gặp tình trạng hay có các biểu hiện của vấn đề về xương khớp, cần được tư vấn thì hãy liên hệ đến hotline 1900 7061 hoặc điền vào form bên dưới để được nghe các dược sĩ tư vấn MIỄN PHÍ.

       Tư VấnĐặt Hàng

    Xem thêm các bài viết có nội dung liên quan:

    Viêm khớp háng – Chỉ khi hiểu rõ mới có cách điều trị hiệu quả

    Viêm khớp vai và những biến chứng nguy hiểm của nó

    Viêm khớp gối: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Nhắn Messenger
    Nhắn tin Messenger
    Chat Zalo
    Chat Zalo
    Gọi với Dược sĩ
    gọi với dược sĩ