Nước chiếm hơn 90% nước tiểu, 10% còn lại là các khoáng chất, muối, chất thải.. Nước tiểu cô đặc thường là do tình trạng mất nước, nhịn tiểu hoặc không làm rỗng bàng quang hoàn toàn. Có thể nhận thấy rõ ràng qua màu sắc khi đi tiểu , nước tiểu cô đặc có màu vàng đến nâu, tùy thuộc vào thành phần có trong đó.
Sự cô đặc của các thành phần trong nước tiểu là nguyên nhân làm hình thành sỏi.
1. Triệu chứng sỏi bàng quang
Thông thường, sỏi bàng quang nhỏ sẽ không gây ra triệu chứng nào đáng chú ý. Chúng có thể ở trong cơ thể mà không gây vấn đề gì. Các triệu chứng chủ yếu diễn ra khi sỏi bàng quang lớn gây kích thích bàng quang như:
- Đi tiểu nhiều lần, thường xuyên hơn, đặc biệt là vào buổi tối ( tiểu đêm )
- Đau bụng dưới
- Cảm giác đau, nóng rát khi đi tiểu
- Nước tiểu đục hay có máu
- Không kiểm soát được việc đi tiểu, còn gọi là tiểu không tự chủ
- Khó tiểu, mất nhiều thời gian để thực hiện việc đi tiểu
2. Ai có nguy cơ mắc sỏi bàng quang
Tuy sỏi bàng quang có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, mọi giới tính nhưng trên thực tế, phần lớn người bị sỏi bàng quang là nam giới – đặc biệt là người lớn tuổi và có vấn đề về tuyến tiền liệt. Nam giới ở lứa tuổi 80 có tỉ lệ mắc bệnh cao hơn những người trẻ. Mặc dù độ tuổi thường gặp của sỏi bàng quang ở nam là trên 50 tuổi nhưng cũng có những trường hợp nam giới khoảng 30 tuổi mắc bệnh. Ở những đối tượng này, nguyên nhân thường do chế độ ăn nhiều chất béo và đường.
Trẻ em ở những nước đang phát triển hay kém phát triển cũng có thể mắc sỏi bàng quang. Thường do không đủ nước uống để giữ nước và chế độ ăn uống nghèo nàn.
3. Nguyên nhân gây sỏi bàng quang
Sự hình thành sỏi bàng quang có thể là triệu chứng thứ cấp của một bệnh lý khác đang diễn ra ở hệ tiết niệu. Một số nguyên nhân gây sỏi bàng quang như:
- Nhiễm trùng: Một số vi khuẩn và vi sinh vật có thể gây nhiễm trùng hay viêm bàng quang. Nhiễm trùng đường tiết niệu là nguyên nhân phổ biến của sỏi bàng quang. Mặc dù phụ nữ dễ bị mắc các vấn đề về nhiễm trùng hơn là nam giới do niệu đạo ngắn nhưng sỏi bàng quang lại diễn ra phổ biến ở nam giới.
- Tổn thương niệu đạo: Niệu đạo khi bị tổn thương hay có các vấn đề do đau ốm, bệnh tật, tổn thương. Nó có thể thu hẹp và chặn dòng nước tiểu khiến khó làm rỗng bàng quang.
- Phì đại tuyến tiền liệt: Tuyến tiền liệt là cơ quan giúp tạo ra tinh dịch, nó bao quang niệu đạo – ống dẫn nước tiểu ra khỏi cơ thể. Tuyến tiền liệt phì to ra khi già đi ở nam giới, từ đó chèn ép liên niệu đạo và gây cản trở dòng nước tiểu, làm để lại một ít nước tiểu trong bàng quang.
- Bàng quang thần kinh: Đây là tình trạng ảnh hưởng đến các dây thần kinh giữa bàng quang và não bộ. Các tổn thương xảy ra làm ảnh hưởng lên vấn đề này như đột quỵ, chấn thương cột sống, chấn thương bàng quang ngăn tín hiệu từ não ra lệnh cho bàng quang co lại hay giãn ra để đi tiểu. Điều này làm nước tiểu đọng lại trong bàng quang và gây ra sỏi.
- Túi thừa bàng quang: Các túi thừa của bàng quang nếu phát triển đến một kích thước có thể chứa đựng được lượng nước tiểu nhất định, ngăn làm rỗng bàng quang hoàn toàn.
- Sa bàng quang: Thành bàng quang yếu và sa xuống ấm đạo làm ảnh hưởng đến dòng nước tiểu từ bàng quang.
- Không đủ nước: Không uống đủ nước có thể khiến khoáng chất tích tụ trong bàng quang thay vì được pha loãng và theo nước tiểu ra bên ngoài.
- Sỏi thận: Sỏi có kích thước nhỏ hình thành trong thận và di chuyển xuống bàng quang qua niệu quản. Sỏi thận khác với sỏi bàng quang nhưng chúng có thể phát triển thành sỏi bàng quang khi đến đây. Chúng có thể thu thập nhiều chất hơn tại bàng quang, trở nên lớn hơn và khó đào thải.
4. Yếu tố nguy cơ gây sỏi bàng quang
Dưới đây là một số yếu tố gây tăng khả năng mắc sỏi bàng quang
- Tuổi và giới tính: Nam giới có tỉ lệ hình thành sỏi bàng quang nhiều hơn nữ giới, đặc biệt là khi già đi.
- Liệt: Những người bị chấn thương cột sống nghiêm trọng và bị liệt hay mất kiểm soát cơ vùng chậu không thể làm rỗng bàng quang hoàn toàn.
- Tắc nghẽn đường ra của bàng quang: Bất kỳ tình trạng nào làm ngăn chặn dòng nước tiểu từ bàng quang đi ra bên ngoài cơ thể, thường gặp là phì đại tuyến tiền liệt.
Một số yếu tố nguy cơ khác như xạ trị, bệnh sán máng, sử dụng ống thông hay bị sỏi thận tái phát…
5. Biến chứng sỏi bàng quang
Nhiều trường hợp mắc sỏi bàng quang không gây ra bất kỳ triệu chứng nào nhưng nó có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như:
- Rối loạn chức năng bàng quang mãn tính: Vấn đề này gây ảnh hưởng đến việc đi tiểu, nó thường xuyên gây đau và khó chịu hay sỏi bàng quang có thể chặn dòng nước tiểu thoát ra khỏi cơ thể.
- Nhiễm trùng đường tiết niệu: Nhiễm trùng lặp đi lặp lại có thể xảy ra.
- Một số biến chứng bất thường khác có thể gặp như lỗ rò bàng quang âm đạo ( VFF) là lỗ mỡ bất thường giữa bàng quang và âm đọa gây tiểu không tự chủ.
6. Chẩn đoán sỏi bàng quang
Một số phương pháp chẩn đoán thường được sử dụng khi nghi ngờ mắc sỏi bàng quang như:
- Khám sức khỏe: Đặt tay lên khu vực bụng dưới, cảm nhận xem bàng quang có to ra hay không. Nếu nghi ngờ có phì đại tuyến tiền liệt, bác sĩ sẽ khám trực tràng để kiểm tra tuyến tiền liệt có phì đại không
- Phân tích nước tiểu: Xét nghiệm này được thực hiện để kiểm tra xem nước tiểu có kết tinh, nhiễm trùng hay có các bất thường khác không.
- CT scan xoắn ốc: Xét nghiệm này giúp kiểm tra các biến chứng trong bàng quang hoặc bất kỳ một nơi nào trong cơ thể. Phương pháp này nhanh và chính xác hơn so vs CT scan truyền thống.
- Siêu âm: Siêu âm vùng chậu xem thử có hình ảnh sỏi bàng quang hay không.
- X-quang: Chụp X quang có thể được đề nghị để xem xét chẩn đoán sỏi bàng quang.
7. Điều trị sỏi bàng quang
- Uống nhiều nước: nếu sỏi bàng quang còn nhỏ, việc cần làm là chỉ cần tăng lượng nước cung cấp cho cơ thể mỗi ngày. Nước sẽ giúp đào thải chúng ra bên ngoài dễ dàng.
Nếu sỏi bàng quang quá lớn, uống nhiều nước không giúp ích được quá nhiều hay loại bỏ chúng. Lúc này cần đến những phương pháp giúp phá vỡ hay loại bỏ bằng phẫu thuật.
- Tán sỏi nội soi qua đường niệu đạo: Đây là một thủ thuật giúp phá vỡ sỏi bàng quang. bác sĩ sử dụng tia laser, siêu âm hoặcj dụng cụ nhỏ để phá vỡ sỏi sau đó rửa hay hút chúng đi. Phương pháp này có thể gây ra các biến chứng rất nguy hiểm bao gồm rách thành bàng quang và nhiễm trùng.
- Phẫu thuật: Nếu sỏi quá lớn để phá vwox bằng phương pháp tán sỏi nội spin qua đường niệu đạo, phẫu thuật là một lựa chọn thay thế. Đi vào bàng quang qua vết cắt ở bụng và lấy sỏi bàng quang ra ngoài. Phẫu thuật cho bất cứ một tình trạng nào đều tồn tại các rủi ro và phải đảm bảo một số vấn đề nghiêm ngặt về quá trình thực hiện và sức khỏe người bệnh. Do đó Tán sỏi nội soi qua đường niệu đạo luôn được ưu tiên hơn.
8. Phòng ngừa sỏi bàng quang
Sỏi bàng quang gây ra bởi nhiều nguyên nhân của bệnh lý hay ác thủ thuật y tế khác, do đó không có một phương pháp cụ thể nào để ngăn chặn nó.
- Nếu phát hiện một số triệu chứng bất thường của cơ thể, bạn nên gặp bác sĩ ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời như đau đớn, nước tiểu đổi màu, có máu.
- Uống nhiều nước sẽ giúp loại bỏ sỏi khi còn có kích thước nhỏ, đảm bảo cung cấp đủ choc ơ thể 1.5 đến 2 lít nước mỗi ngày.
- Một số trường hợp nhiễm trùng đường tiết niệu có thể cảm thấy còn nước tiểu sau khi đi tiểu xong. Trong trường hợp này bạn nên thử đi tiểu lại sau 10-20 giây so với lần trước đó. Cách này gọi là “ làm rỗng kép” và giúp ngăn ngừa sỏi hình thành.
- Một phân tích tổng hợp năm 2014 cũng cho thấy một người bị phì đại tuyến tiền liệt nếu ngồi xuống để đi tiểu có thể giúp bàng quan làm rỗng hơn và ngăn ngừa tạo thành sỏi.
9. Một số câu hỏi thắc mắc thường gặp
9.1. Sỏi bàng quang có ảnh hưởng đến tính mạng không ?
Sỏi bàng quang KHÔNG nguy hiểm đến tính mạng tuy nhiên nếu không được loại bỏ kịp thời nó có thể gây các biến chứng như:
- Đi tiểu đau và thường xuyên hơn
- Tắc nghẽn dòng nước tiểu
- Nhiễm trùng đường tiết niệu mãn tính
9.2. Sỏi bàng quang có tự khỏi không
Câu trả lời là KHÔNG. Sỏi bàng quang không thể tự khỏi , nếu không được điều trị kích thước của nó sẽ ngày càng lớn hơn.
9.3. Sỏi bàng quang và sỏi thận có phải là một ?
Như đã đề cập ở trên, hai loại sỏi này là KHÁC nhau mặc dù sỏi bàng quang có thể hình thành do sỏi từ thận có kích thước nhỏ đi xuống qua niệu quản.
9.4. Sỏi bàng quang và sỏi mật có giống nhau không?
Sỏi bàng quang và sỏi mật KHÁC nhau. Sỏi bàng quang và thận được tạo thành từ các khoáng chất kết tinh. Như cái tên của nó, sỏi bàng quang thường phát triển trong bàng quang. Sỏi túi mật hay sỏi mật, hình thành do sự mất cân bằng hóa học của cholesterol hoặc bilirubin. Chúng không xảy ra ở bàng quang mà ở túi mật hoặc ống mật.
9.5. Sỏi bàng quang có thể lớn đến mức nào?
Những viên sỏi bàng quang nhỏ nhất hầu như không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Viên sỏi bàng quang lớn nhất được Kỷ lục Guinness thế giới công nhận được lấy ra từ cơ thể của một bệnh nhân người Brazil 62 tuổi. Viên sỏi có kích thước là 17.9 cm x 12.7 cm x 9.55 cm và nặng đến 1.9 kg.
Lời kết:
Sỏi bàng quang có thể điều trị khỏi và bạn có thể ngăn ngừa sự hình thành của nó bằng việc uống nước đủ mỗi ngày. Ngoài ra khi có các triệu chứng bệnh lý ở hệ tiết niệu cũng cần được chẩn đoán và điều trị sớm.
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy gọi đến hotline 1900 7061 để được các Dược sĩ tư vấn miễn phí.