Giải đáp: Bị tiểu đường có ăn được dứa không?

Ăn dứa cải thiện hệ thống tiêu hóa rất tốt

Người bị tiểu đường có ăn được dứa không là một câu hỏi chắc hẳn nhiều người đang bị tiểu đường đặt ra. Bởi dứa là một loại quả thơm ngon với vị ngọt chua chua vừa phải, vừa kích thích vị giác vừa cung cấp được chất xơ và vitamin cho cơ thể. Để giải đáp thắc mắc cho bạn, bài viết dưới đây sẽ cung cấp một số thông tin hữu ích giúp bạn tìm được câu trả lời cho câu hỏi trên.

Liệu người bị tiểu đường có ăn được dứa không
Liệu người bị tiểu đường có ăn được dứa không

1. Tác dụng của dứa đối với cơ thể

Hàm lượng vitamin và chất khoáng trong quả dứa là rất nhiều, thế nên ăn dứa không chỉ giúp kích thích vị giác mà còn bổ sung cho cơ thể rất nhiều chất dinh dưỡng.

1.1. Giúp phát triển hệ thống tiêu hóa

Ăn dứa cải thiện hệ thống tiêu hóa rất tốt
Ăn dứa cải thiện hệ thống tiêu hóa rất tốt

Trong quả dứa có chứa chất bromelain có khả năng tiêu hóa protein trong cơ thể. Nhiều nghiên cứu cho thấy, khi kết hợp giữa chất xơ và chất bromelain sẽ giúp kích thích tiêu hóa, tăng cường quá trình trao đổi chất. Từ đó, quá trình “đào thải” của bạn sẽ trở nên thuận lợi hơn. Ăn dứa thường xuyên sẽ còn giúp giảm tình trạng táo bón, giảm tình trạng viêm nhiễm đường ruột và hỗ trợ điều trị người bị viêm ruột.

1.2. Hỗ trợ chống oxy hóa, chống ung thư và bảo vệ tim mạch

Ngoài chứa chất bromelain, trong quả dứa còn chứa nhiều thành phần giúp cơ thể chống oxy hóa như vitamin C, flavonoid hay axit phenolic. Chống oxy hóa sẽ giúp bảo vệ các tế bào khỏe mạnh của bạn tránh tình trạng bị ung thư. Do đó, trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày, bạn cần bổ sung nhiều thực phẩm chứa nhiều các thành phần này. Rất may, quả dứa là loại hoa quả có chứa rất nhiều thành phần chống oxy hóa cho cơ thể.

Cả axit phenolic hay flavonoid trong quả dứa đều có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm và đặc biệt hỗ trợ ngăn ngừa cũng như điều trị các bệnh lý về tim mạch.

1.3. Ăn dứa giúp làm chậm quá trình lão hóa

Chất vitamin C trong quả dứa góp phần giúp bạn làm giảm quá trình lão hóa. Trong cuộc sống, bạn sẽ không thể cản trở quá trình lão hóa, nhưng có thể làm chậm quá trình này bằng cách bổ sung các dưỡng chất cần thiết.

Và vitamin C chính là thành phần có thể giúp bạn làm điều đó. Vitamin C trong quả dứa giúp hỗ trợ sản sinh thêm nhiều collagen cho làn da, giúp làm đều màu da cũng như giúp bảo vệ làn da trước ánh nắng mặt trời. Trong 100g dứa tươi, thì đã có 47,6mg vitamin C (chiếm đến 58%), thế nên nếu bạn muốn bổ sung vitamin C giúp làm đẹp thêm cho làn da thì dứa chính là loại trái cây nên chọn.

1.4. Hỗ trợ tăng sức khỏe xương khớp

Vitamin C trong dứa không chỉ hỗ trợ làm đẹp cho người dùng, mà hàm lượng chất dinh dưỡng này sẽ giúp tăng sức khỏe xương khớp cho bạn. Theo các nhà khoa học, tỷ lệ người ăn nhiều thực phẩm có chứa vitamin C mắc bệnh loãng xương ít hơn so với những người không thường xuyên ăn thực phẩm có nhiều vitamin C. Ngoài ra, trong dứa còn có thêm thành phần mangan giúp chắc khỏe xương khớp và giảm đau nhức. Ngày nay, nhiều bác sĩ cũng khuyên người bệnh xương khớp nên bổ sung thêm dứa vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày.

Ăn dứa sẽ giúp tăng cường sức khỏe cho vùng xương khớp
Ăn dứa sẽ giúp tăng cường sức khỏe cho vùng xương khớp

1.5. Bổ sung thêm hệ miễn dịch và tăng sức đề kháng

Sự kết hợp giữa vitamin C, bromelain, axit phenolic trong quả dứa giúp cơ thể được tăng thêm sức đề kháng và nâng cao hệ thống miễn dịch. Không chỉ giúp cơ thể kháng viêm, loại bỏ vi khuẩn có hại trong hệ thống hô hấp, mà còn giúp chống oxy hóa rất hiệu quả. Với những người bị viêm phế quản, viêm họng hay viêm xoang thì bổ sung dứa sẽ giúp hỗ trợ điều trị bệnh giảm nhanh chóng.

2. Người bị tiểu đường có ăn được dứa không?

Nhiều người khi nhắc đến câu hỏi người bị tiểu đường kiêng ăn gì liền đề cập đến quả dứa. Tuy nhiên với tất cả các tác dụng trên của dứa, người bị tiểu đường hoàn toàn có thể ăn được dứa. Khi ăn cần phải dùng liều lượng phù hợp cũng như ăn đúng cách. Vì hàm lượng đường glucose và saccarose trong dứa cũng đáng kế, nên người bị tiểu đường nếu muốn ăn dứa cần phải kết hợp thêm với các thực phẩm khác. Như vậy, sẽ hỗ trợ điều trị tiểu đường tốt hơn cũng như có chế độ dinh dưỡng khoa học.

Dứa nhờ có hàm lượng chất dinh dưỡng cao, trong đó hàm lượng vitamin C lớn giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể. Nguồn vitamin C này còn giúp cơ thể tăng cường trao đổi chất, từ đó loại bỏ hàm lượng cholesterol xấu ra khỏi cơ thể. Qua đó, khi người bệnh tiểu đường loại bỏ chất béo xấu ra khỏi cơ thể, sẽ giảm nguy cơ mắc biến chứng tiểu đường, ngăn ngừa các bệnh lý tim mạch cũng như giảm tình trạng béo phì khi mắc bệnh.

Ngoài vitamin C rất có ích trong quá trình điều trị bệnh, thì chất xơ cùng các chất chống oxy hóa cũng giúp người bị bệnh tiểu đường tăng cường trao đổi chất, giúp cơ thể thanh nhiệt, giải độc. Từ đó, chỉ số đường huyết trong cơ thể cũng được duy trì ở mức an toàn. Chất xơ trong dứa còn giúp cơ thể điều hòa đường huyết cũng như góp phần sản sinh thêm insulin.

Nhìn chung, người bị tiểu đường có thể dùng dứa mỗi ngày, nhưng sẽ còn tùy thuộc vào cách dùng cũng như chế độ dinh dưỡng khoa học.

3. Cách sử dụng dứa đúng cách cho người tiểu đường

Người bị tiểu đường có ăn được dứa không còn sẽ phải phụ thuộc vào lượng carbs mà dứa có. Hàm lượng carbs bao gồm đường, tinh bột và chất xơ có trong các loại rau củ quả hay các loại hạt. Tùy theo hàm lượng crabs mà người bị tiểu đường cần ăn cho phù hợp, cụ thể lượng carbs có trong dứa qua các cách chế biến là:

  • Một lát dứa có 5,5g carbs
  • Một ly nước ép dứa có khoảng 28g carbs

Và với một người bị tiểu đường, bạn chỉ nên thu nạp vào cơ thể 70g carbs hàng ngày. Thế nên, với số liệu đó người bị tiểu đường có thể dùng dứa hàng ngày. Tuy vậy, bạn cũng chỉ nên ăn nửa quả dứa mỗi ngày vì ngoài dứa ra, bạn sẽ còn thu nạp cho mình nhiều thực phẩm có chứa carbs khác nữa. Nên nếu khi dùng dứa quá nhiều thì vô tình khiến chỉ số đường huyết tăng cũng như chỉ số carbs tăng theo.

Khi đã biết câu trả lời cho câu hỏi người bị tiểu đường có ăn dứa được không, thì điều bạn nên quan tâm tiếp theo chính là cách sử dụng dứa đúng cách với bệnh nhân tiểu đường. Để dùng dứa an toàn nhất cho cơ thể cũng như quá trình điều trị bệnh, người bị tiểu đường cần dùng dứa như sau:

  • Nên kết hợp dứa với các thực phẩm giàu protein: Khi kết hợp các thực phẩm giàu protein cùng với loại hoa quả giàu carbs như dứa, sẽ giúp làm chậm quá trình chuyển hóa carbohydrate thành đường, giúp cơ thể giảm tiếp thu đường trong máu. Từ đó, giúp người bệnh kiểm soát chỉ số đường huyết, tránh khiến cơ thể mệt mỏi khi đường huyết tăng cao.
  • Nên kết hợp dứa với các loại thực phẩm giúp chỉ số đường huyết ổn định: Có rất nhiều loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp hay trung bình mà người bệnh tiểu đường nên ăn cùng với dứa. Đó có thể là lúa mạch, bánh mì, khoai lang, cà rốt,… hay các loại hạt. Nhờ vào sự kết hợp đó, mà bạn vừa có thể ăn dứa, vừa có thể ổn định đường huyết của mình. Ngoài dứa ra, người bị tiểu đường nên ăn trái cây gì? – Nên ăn các loại trái cây cung cấp nhiều vitamin C như bưởi, cam, dâu,…để tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Người bị tiểu đường nên kết hợp dùng dứa với bưởi, dâu, cam,...
Người bị tiểu đường nên kết hợp dùng dứa với bưởi, dâu, cam,…
  • Hãy đo chỉ số đường huyết trong máu trước và sau khi ăn: Bạn nên đo chỉ số đường huyết của mình trước và sau khi ăn 2 giờ đồng hồ. Điều này sẽ giúp bạn biết được mình dùng dứa và các món ăn khác có làm tăng lượng đường trong cơ thể nhiều hay không. Từ đó, bạn sẽ xây dựng cho mình một chế độ dinh dưỡng với dứa an toàn và phù hợp hơn.
  • Không nên ăn quá nhiều dứa trong một lần: Người bị tiểu đường chỉ nên ăn dứa nhiều lần trong ngày và tránh ăn nhiều lát liên tục. Bạn nên chia ăn dứa nhiều lần trong ngày cũng như giãn cách số ngày ă dứa trong tuần.

4. Lưu ý khi bị tiểu đường ăn dứa

Ngoài ăn dứa đúng cách của người bị tiểu đường, cũng sẽ có một số lưu ý dành cho người bị tiểu đường khi dùng dứa. Việc thực hiện các lưu ý này sẽ giúp bạn điều chỉnh được lượng carbs thu nạp hàng ngày cũng như giúp cho việc điều trị bệnh trở nên dễ dàng hơn.

  • Người bị tiểu đường nên dùng quả dứa tươi: Những quả dứa tươi sẽ không bị bỏ thêm đường cũng như có trọn vẹn hàm lượng vitamin C và chất xơ cho người bị tiểu đường dùng. Chính nhờ vào hàm lượng chất xơ tự nhiên đó mà sẽ giúp làm chậm hơn quá trình chuyển hóa carbs thành đường, giúp kiểm soát chỉ số đường huyết tốt hơn. Nếu bạn chọn dứa đóng hộp thì sẽ luôn có thêm thành phần đường khiến cho chỉ số đường huyết vô tình tăng cao hơn.
  • Người bị tiểu đường không nên mứt dứa: Mứt dứa hay dứa khô, dứa dẻo sẽ đều là các món ăn có chứa lượng đường khá lớn. Lượng đường tự nhiên trong dứa đã cao rồi thì khi thêm đường lại càng “nguy hiểm” hơn cho người bị tiểu đường. Thế nên, người bị tiểu đường tốt nhất là nên ăn lát dứa tươi. Nếu người bị tiểu đường dùng mứt dứa sẽ vô tình khiến cho quá trình chuyển hóa đường trong cơ thể tăng cao hơn. Từ đó, cơ thể sẽ càng tích lũy thêm nhiều đường và quá trình điều trị sẽ khó khăn hơn.
Người bị tiểu đường tốt nhất chỉ nên ăn lát dứa tươi, không nên ăn mứt dứa
Người bị tiểu đường tốt nhất chỉ nên ăn lát dứa tươi, không nên ăn mứt dứa
  • Không nên uống nước ép dứa: Nước ép dứa có thể dứa đến 28g carbs và đó là một con số khá cao trong tổng số 70g carbs mà người bị tiểu đường cần tiêu thụ hàng ngày. Chỉ cần bạn uống khoảng 2 ly nước ép dứa và ăn thêm các thực phẩm khác trong ngày, thì chắc chắn chỉ số carbs trong cơ thể bạn sẽ tăng cao. Khiến cho chỉ số đường huyết bị tăng thêm và không còn duy trì ở mức an toàn. Quá trình điều trị bệnh sẽ trở nên gặp nhiều khó khăn. Thay vào đó, hãy thưởng thức các lát dứa mỏng là tốt nhất.

Lời kết

Người bị tiểu đường có ăn được dứa không chỉ phụ thuộc vào tình trạng đường huyết mà còn phụ thuộc vào các chế biến dứa thành món ăn. Dứa là một loại hoa quả rất giàu dinh dưỡng mà chúng ta nên dùng hàng ngày. Ngoài vị ngọt mà dứa mang lại, một chút vị chua trong dứa còn giúp kích thích vị giác chúng ta nhiều hơn. Ngoài ra, dứa cũng là thực phẩm mà người bị tiểu đường có thể ăn được với lượng vừa phải.

Xem thêm bài viết có nội dung liên quan:

Cách bấm huyệt chữa bệnh tiểu đường tại nhà hiệu quả

Cây tầm bóp và bài thuốc hỗ trợ trị tiểu đường

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Nhắn Messenger
Nhắn tin Messenger
Chat Zalo
Chat Zalo
Gọi với Dược sĩ
gọi với dược sĩ