Giải đáp: Chỉ số đường huyết ở mức bao nhiêu là bình thường

Chỉ số đường huyết

Chỉ số đường huyết là chỉ số thường được hiển thị trên các giấy xét nghiệm sinh hóa hiện nay vì tính phổ biến được sử dụng trong chẩn đoán, tầm soát nguy cơ đái tháo đường và các bệnh lý liên quan. Với các loại chỉ số đường huyết khác nhau giúp các y bác sĩ chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh đái tháo đường cũng như đưa ra các chiến lược sức khỏe cho bạn. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ về chỉ số đường huyết.

1. Chỉ số đường huyết là gì?

Ngoài lipid (chất béo), đạm động thực vật (protein) là những nguồn cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động thì glucid hay là đường (chủ yếu là glucose) là nguồn cung cấp năng lượng chính cho một cơ thể hoạt động khỏe mạnh và đây cũng là một thành phần dinh dưỡng vô cùng quan trọng và cần thiết để nuôi dưỡng các cơ quan đặc biệt nó có vai trò quan trọng đối với não bộ.

Chỉ số đường huyết là một giá trị biểu thị nồng độ đường có trong máu (glucose huyết) thường được sử dụng trong các xét nghiệm sinh hóa đặc biệt đối với bệnh nhân đái tháo đường hay được chẩn đoán bị đái tháo đường. Chỉ số đường huyết thường được đo lường bằng đơn vị mmol/L hay mg/dL. Chỉ số đường huyết của cùng một người tại mỗi thời điểm khác nhau là khác nhau bởi vì nó phụ thuộc vào nồng độ đường huyết tại thời điểm xét nghiệm.

Lượng đường trong máu của chúng ta lại được quyết định bởi thói quen, lối sống và chế độ sinh hoạt ăn uống hàng ngày. Nồng độ glucose trong máu nếu quá cao với tần suất thường xuyên thì nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường là rất cao, cũng như là yếu tố dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng trên các cơ quan như bệnh thận, bệnh mạch máu ngoại vi,…

Như đã trình bày, chỉ số đường huyết phụ thuộc vào từng thời điểm khác nhau do đó chỉ số đường huyết thường được phân thành các loại như:

  • Đường huyết ngẫu nhiên hay đường huyết bất kỳ
  • Đường huyết đói
  • Đường huyết sau ăn 1h, đường huyết sau ăn 2h
  • Chỉ số HbA1c
Nồng độ đường glucose trong máu ở các mức độ khác nhau
Nồng độ đường glucose trong máu ở các mức độ khác nhau

Chỉ số đường huyết giúp xác định được nồng độ glucose huyết của con người tại các thời điểm xét nghiệm khác nhau là bao nhiêu để từ đó bác sĩ hay bản thân chúng ta có thể đánh giá sơ bộ được tình trạng sức khỏe cũng như nồng độ đường có ở mức bình thường hay ở mức độ nào khác để có định hướng cho việc chăm sóc sức khỏe trong tương lai.

Xem thêm: Người bị tiểu đường nên ăn gì và kiêng gì để kiểm soát bệnh?

2. Các chỉ số đường huyết của người bình thường

Tùy theo từng loại chỉ số đường huyết mà giới hạn bình thường nồng độ đường huyết là khác nhau. Dựa trên mức đánh giá này mà chúng ta có thể biết mình đang ở mức bình thường hay tiền đái tháo đường hay đái tháo đường mà có định hướng cho sức khỏe của bản thân. Dưới đây, chúng tôi sẽ cung cấp các giá trị của chỉ số đường huyết tùy theo từng loại chỉ số cụ thể.

  • Đường huyết đói là chỉ số được đo vào buổi sáng khi nhịn đói ít nhất 8h có nghĩa là khi bụng bạn đang rỗng và chưa ăn uống bất kỳ loại thức ăn nào. Chỉ số đường huyết đói ở người bình thường ở khoảng từ 70 mg/dL (3,9 mmol/L) – < 100 mg/dL (< 5,6 mmol/L). Khi chỉ số đường huyết đói từ 100 mg/dL (5,6 mmol/L) đến 125 mg/dL (6,9 mmol/L) thì bạn đang nằm ở mức độ tiền đái tháo đường và cần thay đổi lối sống, chế độ ăn uống trước khi cần những can thiệp khác từ bác sĩ.
  • Đường huyết sau ăn 1 – 2 giờ ở người bình thường là ở mức dưới 140 mg/dL (7,8 mmol/L). Đối với nghiệm pháp dung nạp glucose thì người bệnh được thực hiện xét nghiệm đường huyết sau ăn ở thời gian 1h hoặc 2h hoặc tùy thời gian người thực hiện xét nghiệm và đưa ra các chỉ số có kết quả chính xác cao hơn.
  • Đường huyết ngẫu nhiên là chỉ số đường huyết thường được xét nghiệm khi bệnh nhân nhập viện ở bất kỳ thời thời gian nào vì nhiều lý do khác nhau nên không thể nhận định được đường huyết lúc này là sau ăn hay đang lúc đói vì thế đường huyết ngẫu nhiên là tên gọi cho xét nghiệm đường huyết lúc này. Đối với người bình thường thì chỉ số này <140 mg/dL (7,8 mmol/l).
  • Chỉ số HbA1c là chỉ số dùng để đánh giá tình trạng kiểm soát đường huyết của trong 1 khoảng thời gian nhất định thường là từ 2 – 3 tháng. Chỉ số HbA1c ở người bình thường sẽ dưới 5,7%, tiền đái tháo đường từ 5,7 – 6,4% và đái tháo đường khi chỉ số HbA1c >6,5%.
Nên theo dõi nồng đồ đường huyết thường xuyên
Nên theo dõi nồng đồ đường huyết thường xuyên

Nếu lượng đường huyết quá cao và duy trì ở ngưỡng cao một thời gian dài (đái tháo đường) sẽ gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm cho sức khỏe cũng như tính mạng của người bệnh. Việc nồng độ glucose huyết cao có thể do giảm khả năng bài tiết insulin của các tế bào β tuyến tụy (đái tháo đường tuýp I) hay sự đề kháng insulin với nồng độ insulin tiết ra bình thường trong cơ thể nhưng không có tác dụng hạ đường huyết (đái tháo đường tuýp II). Sự đề kháng insulin của cơ thể xảy ra trong giai đoạn mang thai của người phụ nữ được gọi là đái tháo đường thai kỳ,…

Vì những biến chứng mà đái tháo đường gây ra thì việc kiểm soát nồng độ đường huyết ở mức bình thường bằng các phác đồ điều trị bằng thuốc và điều chỉnh chế độ ăn uống là vô cùng quan trọng. Do đó, việc tầm soát đái tháo đường luôn cần được thực hiện bằng các xét nghiệm sinh hóa khi khám sức khỏe định kỳ.

3. Cách duy trì chỉ số đường huyết ổn định

Để duy trì chỉ số đường huyết hay nồng độ glucose trong máu ở mức bình thường và ổn định ngoài việc chủ chốt là sử dụng thuốc điều trị tiểu đường thì việc thay đổi thói quen, lối sống và chế độ dinh dưỡng hàng ngày là vô cùng quan trọng và góp phần tăng hiệu quả điều trị của các phác độ điều trị đái tháo đường theo Bộ y tế hay Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ khuyến cáo. Một số cách dưới đây mà bạn có thể tham khảo và áp dụng để cải thiện và ổn định nồng độ đường trong máu.

  • Áp dụng các chế độ ăn uống hợp lý: cân bằng các thành phần dinh dưỡng glucid-lipid-protid và chất xơ trong khẩu phần ăn hàng ngày, tránh các thực phẩm dầu mỡ, chứa chất bảo quản phụ gia hay quá nhiều gia vị đường, muối, bột ngọt. Đừng cho rằng áp dụng chế độ ăn uống hợp lý, kiêng cử không đồng nghĩa với việc bỏ hay nhịn ăn đặc biệt là bỏ cữ ăn sáng. Nên nhớ rằng việc giảm ăn uống, bỏ ăn sẽ không giúp bạn ổn định đường huyết lâu dài, có thể bạn sẽ thấy đây là cách giảm đường trong máu hiệu quả nhưng việc nồng độ đường huyết quá cao hay quá thấp đều gây nguy hại cho sức khỏe đồng thời làm giảm hiệu quả khi điều trị bằng thuốc.
  • Bổ sung và ăn nhiều rau xanh, trái cây: Nguồn cung cấp nhiều chất xơ, vitamin, khoáng chất và một số chất chống oxy hóa mạnh có trong rau xanh, trái cây bạn không thể bỏ qua như nho, dâu, các trái cây mọng nước,… giúp bạn kiểm soát đường huyết tốt hơn. Đặc biệt, chất xơ hiện nay là thành phần được ưa chuộng với các chế phẩm prebiotic giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa và tác dụng giúp ổn định đường huyết và lipid huyết đã được nghiên cứu trên lâm sàng và cho hiệu quả cao.
Ăn nhiều rau xanh và trái cây giúp bổ sung chất xơ cho cơ thể kiểm soát đường huyết
Ăn nhiều rau xanh và trái cây giúp bổ sung chất xơ cho cơ thể kiểm soát đường huyết
  • Tăng cường hoạt động thể chất: tập thể dục thường xuyên và điều độ. Hãy luôn giữ thói quen tập thể dục thường xuyên mỗi ngày ít nhất 30 phút để giúp tăng cường sức khỏe, cải thiện nhịp tim, huyết áp và đường huyết của bạn. Tuy nhiên, hãy lưu ý rằng việc chọn lựa các bài tập thể dục thể thao hay vận động phù hợp với sức lực của bản thân, không nên tập gắng sức vì có thể gây ra nguy cơ hạ đường huyết hay mệt mỏi, ngất xỉu.
  • Cần theo dõi nồng độ đường huyết: nồng độ đường cần được theo dõi thường xuyên và đều đặn bằng việc thực hiện các xét nghiệm sinh hóa khi khám sức khỏe tổng quát hay nếu bạn bị đái tháo đường thường sẽ có máy đo nồng độ đường huyết nhỏ gọn bằng việc lấy giọt máu ở đầu ngón tay và việc này có thể thực hiện tại nhà với độ chính xác gần tương đương khi xét nghiệm tại các cơ sở y tế, bệnh viện.
  • Ngoài các cách kể trên, hiện nay nhiều người bệnh cũng áp dụng các bài thuốc như dùng lá ổi trị tiểu đường, lá sung, chuối hột,…Tuy nhiên những các này chỉ nên sử dụng khi đã tham khảo qua ý kiến của bác sĩ có chuyên môn.

Lời kết

Xét nghiệm chỉ số đường huyết là xét nghiệm sinh hóa vô cùng phổ biến hiện nay để chẩn đoán, tầm soát bệnh đái tháo đường vì nguy cơ mắc bệnh hiện nay đang tăng dần do thói quen, lối sống, chế độ ăn uống không lành mạnh và các bệnh lý liên quan. Vì vậy, qua bài viết trên, hy vọng đã giúp bạn hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của chỉ số đường huyết trong chiến lược bảo vệ sức khỏe bản thân.

Nếu bạn có thắc mắc thêm về tình trạng bệnh tiểu đường. Hãy Đăng ký tư vấn cho Dược sĩ ngay hoặc gọi Hotline 19007061 để được Dược sĩ tư vấn Miễn phí về tình trạng bệnh cho bạn nhé.




    * Vui lòng đợi vài giây sau khi nhấn Gửi

    Xem thêm bài viết liên quan:

    Mẹo 9 bài thuốc dân gian chữa bệnh tiểu đường an toàn và hiệu quả

    Cách bấm huyệt chữa bệnh tiểu đường tại nhà hiệu quả

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Nhắn Messenger
    Nhắn tin Messenger
    Chat Zalo
    Chat Zalo
    Gọi với Dược sĩ
    gọi với dược sĩ