Nhiều bài thuốc dân gian chữa bệnh tiểu đường hiện đang được nhiều người bệnh tìm đến vì nguyên liệu dễ kiếm, hiệu quả và an toàn cho cơ thể. Ngày nay bệnh tiểu đường làm ảnh hưởng đến đời sống hằng ngày của nhiều người bệnh và nhiều loại thuốc điều trị tiểu đường có thể gây ra tác dụng phụ cho cơ thể. Bài viết dưới đây giới thiệu cho bạn 9 bài thuốc dân gian chữa bệnh tiểu đường hiệu quả, cùng tìm hiểu nhé!
1. Sử dụng bài thuốc dân gian chữa bệnh tiểu đường có hiệu quả không?
Tiểu đường là một bệnh lý mạn tính, việc điều trị đái tháo đường đòi hỏi phải kéo dài trong rất nhiều năm. Các bài thuốc dân gian đi từ các nguyên liệu tự nhiên an toàn, lành tính giúp người bệnh kiểm soát đường huyết trong một thời gian dài mà không phải lo lắng về tác dụng phụ. Việc sử dụng thuốc dược liệu dân gian có thể giúp giảm liều sử dụng các thuốc Tây y, do đó giảm được tác dụng phụ của các loại thuốc này.
Thông thường, thuốc dân gian kiểm soát tốt đường huyết trong tiểu đường mức độ nhẹ hoặc tiền đái tháo đường. Ở mức độ này, nhiều trường hợp kéo đường huyết xuống được mức bình thường bằng các bài thuốc dân gian. Tuy nhiên, ở mức độ tiểu đường nặng hơn, người bệnh nên sử dụng các thuốc Tây y có hoạt tính cao, nhanh chóng giúp hạ nhanh mức đường huyết để phòng ngừa các biến chứng nghiêm trọng của bệnh đái tháo đường.
2. Các bài thuốc dân gian chữa bệnh tiểu đường
Cây cỏ tự nhiên chứa rất nhiều hoạt chất giúp kiểm soát ổn định đường huyết, tăng cường khả năng tiết và đáp ứng với insulin của cơ thể. Ông bà ta đã biết được điều này từ rất lâu và đã đút kết thành nhiều bài thuốc quý mà đến ngày nay vẫn còn rất hiệu quả. Dưới đây là một số bài thuốc được sử dụng nhiều nhất hiện nay:
2.1. Bài thuốc chữa tiểu đường bằng lá sung
Giới thiệu về dược liệu lá sung: Lá sung thường được biết đến như một loại rau ăn kèm để bổ sung hương vị cho các món ăn. Bên cạnh đó, người ta sử dụng lá sung trị tiểu đường nhờ có chứa chứa nhiều hoạt chất giúp giảm nhu cầu insulin của cơ thể, kích thích nâng cao hoạt tính của các enzym chuyển hóa đường trong cơ thể do đó nhanh chóng giúp ổn định mức đường huyết trong cơ thể. Hàm lượng vitamin C cao trong lá sung giúp kích thích khả năng tiết insulin của tuyến tụy, tăng cường sức đề kháng và ổn định các quá trình chuyển hoá khác trong cơ thể.
Nguyên liệu cần chuẩn bị: 1 kg Lá sung tươi.
Cách tiến hành: Lá sung sau khi mang về đem rửa sạch, ngâm khoảng 10 phút với nước muối loãng, để lên rổ hoặc phơi cho ráo nước. Sau đó đem phơi năng hoặc sấy khô để vào lọ kín tránh ánh sáng, ẩm để bảo quản được trong thời gian dài. Mỗi lần sử dụng khoảng 8g lá sung đã sấy khô cho lên ấm nấu với 1 lít nước ấm, đun cho đến khi sôi rồi hạ lửa nhỏ, đun cho đến khi còn một nửa lượng nước thì có thể uống được. Chia phần nước ra thành nhiều phần uống sau mỗi bữa ăn. Nên cho phần nước thuốc sau khi đun vào bình giữ nhiệt để uống cả ngày vì uống nóng hiệu quả sẽ cao hơn khi nước nguội.
2.2. Bài thuốc trị tiểu đường bằng dây thìa canh
Giới thiệu dược liệu dây thìa canh: Đây được xem là thần dược được sử dụng trong việc điều trị đái tháo đường và mỡ máu cao. Vậy dây thìa canh có tác dụng gì trong việc điều trị tiểu đường. Nhiều nghiên cứu cho thấy dây thìa canh giúp tăng đào thải cholesterol xấu ra khỏi cơ thể, làm giảm mỡ máu. Kích thích tế bào beta của tuyến tụy tiết ra insulin giúp hạ đường huyết, điều chỉnh chỉ số HbA1c của người bệnh đái tháo đường về mức bình thường sau khoảng 18 tháng sử dụng. Ngoài ra dây thìa canh còn giúp giảm cảm giác thèm ăn, đói bụng ở bệnh nhân đái tháo đường do đó giúp kiểm soát tốt đường huyết, cân nặng một cách tối ưu mà ít có dược liệu nào làm được.
Nguyên liệu cần chuẩn bị: 40g dây thìa canh tươi hoặc khô.
Cách tiến hành: Dây thìa canh sau khi mang về đem rửa sạch, ngâm khoảng 10 phút với nước muối loãng, để lên rổ hoặc phơi cho ráo nước. Sau đó cho lên ấm nấu với 1,5 lít nước, đun cho đến khi sôi rồi hạ lửa nhỏ, đun cho đến khi còn một nửa lượng nước thì có thể uống được. Cho phần nước vừa đun vào bình giữ nhiệt, chia làm nhiều lần uống sau các bữa ăn trong ngày.
Tìm hiểu thêm viên uống Dây Thìa Canh Dân Khang và nghe Dược sĩ tư vấn miễn phí về cách cải thiện tình trạng đường huyết của bạn ngay bây giờ bằng cách ấn liên hệ tư vấn:
2.3. Bài thuốc chữa bệnh tiểu đường bằng lá ổi
Giới thiệu dược liệu lá ổi: Ổi là một loại hoa quả quen thuộc, dễ ăn và cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể. Ít ai biết được lá ổi cũng là một trong các vị thuốc quý có thể chữa nhiều loại bệnh. Thành phần Flavonoid có trong lá ổi kích thích cơ thể tăng cường sử dụng glucose ngoại bào nên giúp ổn định đường huyết. Ngoài ra lá ổi còn cung cấp các vitamin thiết giúp cân bằng và hồi phục thể trạng cho người bệnh. Có nhiều cách dùng lá ổi trị tiểu đường trong đó bài thuốc kết hợp giữa búp lá ổi non, đậu bắp và sa kê khá phổ biến.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- 5 búp lá ổi non.
- 100g đậu bắp.
- 100g sa kê.
- 0,5 lít nước sạch.
Cách tiến hành: Mang các nguyên liệu rửa sạch, ngâm khoảng 10 phút với nước muối loãng, để lên rổ hoặc phơi cho ráo nước. Sau đó, chia nhỏ dược liệu rồi cho vào ấm đun sôi với khoảng 0,5 lít nước cho đến khi còn 1/2 lượng nước thì có thể dùng được. Chia lượng thuốc vừa nấu thành 2 phần uống buổi sáng và tối. Dùng ít nhất 1 tháng để thấy hiệu quả kiểm soát đường huyết.
2.4. Bài thuốc dân gian chữa bệnh tiểu đường bằng nước ép chuối hột
Giới thiệu dược liệu chuối hột: Chuối hột là một vị thuốc đa năng có nhiều công dụng đối với sức khỏe, từ lâu được ông bà ta dùng ngâm rượu để bồi bổ cơ thể. Chuối hột chứa nhiều thành phần giúp tăng cường tiết insulin trong cơ thể giúp ổn định đường huyết, bổ sung các nguyên tố khoáng đặc biệt là Kali giúp ổn định cân bằng nội môi trong cơ thể, hỗ trợ hoạt động của insulin. Do đó đây là một bài thuốc điều trị tiểu đường dễ tìm mà lại vô cùng hiệu quả.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- 1 củ chuối hột.
- 1 máy làm nước ép.
Cách tiến hành: Rửa sạch chuối hột với nước sạch, cho vào cối giã nhỏ rồi cho vào máy ép lấy nước. Mỗi ngày nên uống khoảng 100ml vào buổi sáng để cải thiện đường huyết.
Xem thêm: Cách chữa tiểu đường bằng chuối hột tại nhà an toàn và hiệu quả
2.5. Bài thuốc chữa tiểu đường bằng vỏ dưa hấu
Giới thiệu dược liệu vỏ dưa hấu: Dưa hấu là một trong những loại hoa quả quen thuộc đối với mọi người giúp giải khát, giải nhiệt tốt, vị ngọt thanh rất dễ chịu. Phần vỏ quả thường được vứt đi do không thể làm thực phẩm. Tuy nhiên, ít ai biết rằng phần bỏ đi này có thể dùng làm thuốc để chữa bệnh, cụ thể là vỏ quả dưa hấu hỗ trợ kiểm soát đường huyết, cung cấp acid folic tham gia vào quá trình chuyển hoá trong cơ thể.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- 30g vỏ dưa hấu.
- 30g vỏ bí xanh.
- 1 lít nước sạch.
Cách tiến hành: Mang các nguyên liệu rửa sạch, ngâm khoảng 10 phút với nước muối loãng, để lên rổ hoặc phơi cho ráo nước. Sau đó, chia nhỏ dược liệu rồi cho vào ấm đun sôi với khoảng 1 lít nước cho đến khi còn 1/2 lượng nước thì có thể dùng được. Chia lượng thuốc vừa nấu thành 3 phần uống buổi sáng và tối. Dùng ít nhất 1 tháng để thấy hiệu quả kiểm soát đường huyết.
2.6. Bài thuốc chữa bệnh tiểu đường bằng lá xoài non
Giới thiệu dược liệu lá xoài non: Anthocyanhdin trong lá xoài non có tác dụng giúp ổn định đường huyết, phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường như các biến chứng ở mắt và mạch máu. Ngoài ra, việc sử dụng lá xoài non thường xuyên còn giúp làm giảm mỡ máu, phòng ngừa các biến cố tim mạch có thể xảy ra ở bệnh nhân đái tháo đường.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- 10 lá xoài non tươi hoặc khô.
- 0,5 L nước sạch.
Cách tiến hành: Mang lá xoài non rửa sạch, ngâm khoảng 10 phút với nước muối loãng, để lên rổ hoặc phơi cho ráo nước. Sau đó, cho vào ấm đun sôi với 0,5 lít nước cho đến khi còn 1/3 lượng nước thì có thể dùng được. Uống vào mỗi buổi sáng khi mới ngủ dậy, trước khi ăn sáng. Dùng ít nhất 1 tháng để thấy hiệu quả kiểm soát đường huyết.
2.7. Bài thuốc chữa bệnh tiểu đường bằng lá sa kê
Giới thiệu dược liệu lá sa kê: Lá sa kê vừa rụng có tác dụng ổn định đường huyết, đặc biệt tác dụng tốt hơn trong trường hợp tiểu đường tuýp 2. Ngoài ra, trong lá sa kê còn chứa các hoạt chất như Quercetin, campherol giúp phòng ngừa biến chứng tăng huyết áp, viêm đường niệu, viêm loét vết thương ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2. Tương tự như các dược liệu khác, cũng có nhiều cách dùng lá sake được sử dụng trong dân gian.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- 100g lá sa kê vàng vừa rụng khỏi cây (lưu ý không chọn lá còn xanh trên cây).
- 100g đậu bắp.
- 20g búp ổi tươi.
Cách tiến hành: Mang tất cả nguyên liệu rửa sạch, ngâm khoảng 10 phút với nước muối loãng, để lên rổ hoặc phơi cho ráo nước. Sau đó, cho vào ấm đun sôi với 2 lít nước cho đến khi còn 1/4 lượng nước thì có thể dùng được. Cho dịch nước vừa thu được vào bình giữ nhiệt, uống trong ngày thay nước lọc. Dùng ít nhất 1 tháng để thấy hiệu quả kiểm soát đường huyết.
2.8. Bài thuốc chữa bệnh tiểu đường bằng khổ qua
Giới thiệu dược liệu khổ qua: Khổ qua hay mướp đắng là loại mướp quen thuộc dùng để nấu canh giúp thanh nhiệt, giải độc với vị đắng đặc trưng như tên gọi của chúng. Ngoài ra, uống trà mướp đắng còn là một bài thuốc dân gian chữa bệnh tiểu đường được nhiều người dân sử dụng. Trong mướp đắng có chứa thành phần có hoạt tính tương tự insulin, thường được khuyến cáo sử dụng hỗ trợ ổn định chỉ số đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- 1/2 quả mướp đắng bỏ ruột.
- 1 quả ớt chuông xanh bỏ ruột.
- 1 quả dưa chuột.
- 1 máy xay sinh tố.
Cách tiến hành: Mang tất cả nguyên liệu rửa sạch, ngâm khoảng 10 phút với nước muối loãng, để lên rổ hoặc phơi cho ráo nước. Sau đó, cắt tất cả nguyên liệu nhỏ như hạt lựu rồi cho vào máy xay sinh tố để xay nhuyễn. Lọc dịch xay qua một tấm vải sạch hoặc túi lọc chuyên dụng thu dịch lọc, uống ngay sau khi làm xong. Mỗi ngày uống 2 lần sáng và chiều. Dùng ít nhất 1 tháng để thấy hiệu quả kiểm soát đường huyết.
2.9. Bài thuốc chữa bệnh tiểu đường bằng khế chua
Giới thiệu dược liệu khế chua: Gia vị thường có mặt trong các nồi canh chua trong gia đình mà ít ai biết lại là vị thuốc quý giúp kiểm soát đường huyết tốt ở bệnh nhân tiểu đường. Khế chua kích thích việc tổng hợp sản bài xuất insulin từ tuyến tuỵ giúp hạ đường huyết đáng kể.
Nguyên liệu cần chuẩn bị: 150g khế khô.
Cách tiến hành: Rửa sạch khế, ngâm bằng nước muối loãng trong khoảng 10 phút rồi để cho ráo nước. Cắt nhỏ thành lát rồi sắc với 2,5 lít nước cho đến khi còn 1 lít nước là có thể dùng được. Cho dịch vừa sắc vào bình giữ nhiệt, uống trong ngày thay nước lọc. Kiên trì sử dụng ít nhất 3 tháng để cải thiện nồng độ đường trong máu.
Xem thêm: Người bị tiểu đường nên ăn gì và kiêng gì để kiểm soát bệnh?
3. Những lưu ý khi sử dụng các bài thuốc dân gian để trị bệnh tiểu đường
Bên cạnh lựa chọn các bài thuốc phù hợp thì bệnh nhân cần lưu ý một số điểm sau để quá trình dùng thuốc an toàn, hiệu quả:
- Các thuốc có nguồn gốc từ dược liệu cho hiệu quả kiểm soát đường huyết tốt nhưng tác động từ từ, không nên dùng trong các trường hợp bệnh quá nặng, cấp tính. Trong những trường hợp như vậy, nên ưu tiên đến cơ sở y tế thăm khám để lựa chọn được phác đồ điều trị phù hợp, nhanh chóng hạ mức đường huyết ổn định để bảo vệ tính mạng cho người bệnh và phòng ngừa các biến chứng cấp tính có thể xảy ra.
- Liều lượng của các bài thuốc đã được xem xét kỹ lưỡng để cho tác động tốt nhất, không tự ý tăng liều để tránh tác dụng phụ hạ đường huyết quá mức.
- Cần lưu ý các dấu hiệu của việc hạ đường huyết quá mức như tim đập nhanh, bồn chồn, vã mồ hôi, mệt mỏi, hoa mắt,… trong những trường hợp như vậy nên tìm ngay các loại thực phẩm giúp tăng nhanh lượng đường trong máu như ngậm một viên kẹo ngọt hay uống một lon nước ngọt để ngăn ngừa hôn mê do hạ đường huyết.
- Không tự ý phối hợp với các dược liệu hoặc các thuốc khác nếu chưa có ý kiến của chuyên gia để tránh các tương tác thuốc nguy hiểm.
- Các bài thuốc trên đạt hiệu quả cao nhất khi áp dụng với các biện pháp không dùng thuốc như điều chỉnh lối sống, thiết lập chế độ ăn uống phù hợp, tập luyện hằng ngày, tránh sử dụng rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích khác.
- Hiệu quả của các bài thuốc từ dược liệu đa phần phụ thuộc vào cơ địa của người bệnh. Do đó, trong quá trình dùng thuốc nếu xảy ra bất kỳ phản ứng dị ứng nào nên ngừng dùng thuốc ngay, hỏi ý kiến chuyên gia để chuyển sang bài thuốc khác an toàn hơn.
- Các nguyên liệu thu về nên rửa sạch và ngâm lại với nước muối loãng khoảng 10 phút để cho sạch bụi bẩn, tránh nhiễm các vi khuẩn gây hại cho đường tiêu hoá.
- Khi đang sử dụng các thuốc trị tiểu đường để kiểm soát đường huyết, nên hỏi kỹ ý kiến bác sĩ trước khi phối hợp các bài thuốc dân gian này để tránh tình trạng hạ đường huyết quá mức.
- Sau khi áp dụng các bài thuốc trên nên thường xuyên kiểm tra lại nồng độ đường trong máu để đánh giá khả năng đáp ứng với thuốc. Nếu sử dụng trên 2 tuần mà đường huyết không có dấu hiệu cải thiện thì nên chọn bài thuốc khác có đáp ứng tốt hơn để tránh hao tốn chi phí.
- Các dược liệu muốn bảo quản được lâu bạn có thể sao khô sau khi rửa sạch và bảo quản trong lọ kín, tránh ánh sáng và độ ẩm. Trong quá trình bảo quản, nếu thấy có xuất hiện nấm mốc, không nên tiếp tục sử dụng lô dược liệu đó mà hãy làm một lọ mới.
- Khi dược liệu là lá, nên chọn các lá tươi, còn xanh (trừ lá sa kê), thu hái vào giai đoạn cây sắp ra hoa kết quả để hàm lượng hoạt chất trong đó là cao nhất, giúp công dụng điều trị đạt hiệu quả cao nhất.
Kết luận
Bài viết vừa chia sẻ cách thực hiện 9 bài thuốc dân gian chữa bệnh tiểu đường hiệu quả và an toàn tại nhà. Các bài thuốc này đều có nguyên liệu dễ tìm và cách làm đơn giản giúp kiểm soát được đường huyết trong cơ thể bạn. Hy vọng qua thông tin được cung cấp trong bài viết, bạn có thể lựa chọn được cho mình một bài thuốc phù hợp.
Nếu bạn có thắc mắc thêm về tình trạng bệnh tiểu đường. Hãy Đăng ký tư vấn cho Dược sĩ ngay hoặc gọi Hotline 19007061 để được Dược sĩ tư vấn Miễn phí về tình trạng bệnh cho bạn nhé.