Viêm dạ dày HP và tất tần tật những điều bạn cần biết

Vi khuẩn hp nguyên nhân gây bệnh viêm dạ dày

Nhắc đến các bệnh lý về dạ dày, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến viêm dạ dày HP như một thói quen mặc dù không có nhiều người thực sự hiểu rõ về căn bệnh này. Vậy, viêm dạ dày HP là gì? có nguy hiểm hay không và chữa trị như thế nào? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để trả lời được tất cả những câu hỏi trên nhé.

1. Tình trạng viêm dạ dày do vi khuẩn HP là gì?

Viêm do vi khuẩn Helicobacter Pylori.
Viêm do vi khuẩn Helicobacter Pylori.

Viêm dạ dày HP là một dạng bệnh của đường tiêu hóa, chỉ việc bị tổn thương của niêm mạc dạ dày do nhiễm phải một loại vi khuẩn Helicobacter Pylori (thường gọi là vi khuẩn HP). Bệnh hiện nay khá phổ biến trong đời sống, nếu không phát hiện và điều trị ngay từ đầu rất dễ bị biến chứng thành ung thư dạ dày.

Vi khuẩn HP rất dễ lây và lây rất nhanh qua đường miệng. Vi khuẩn HP có trong nước bọt của người bệnh lây sang cho người lành khi nói chuyện, tiếp xúc trực tiếp hay dùng chung đồ dùng cá nhân.

Viêm dạ dày là bệnh mạn tính, có thể chữa lành, hay tái đi tái lại nhiều lần. Bệnh xuất hiện khi niêm mạc dạ dày bị tổn thương dẫn đến hiện tượng viêm trên bề mặc niêm mạc.

2. Các yếu tố làm tăng mức độ viêm dạ dày do vi khuẩn Hp

  • Stress: Áp lực công việc, học hành, thi cử,… sẽ dẫn đến tình trạng tăng tiết axit trong dạ dày, lâu ngày sẽ dẫn đến đau dạ dày.
  • Thói quen sinh hoạt, chế độ ăn uống: Thói quen không tuân thủ giờ giấc, ăn uống bỏ bữa, ăn trong lúc quá đói, ăn vào ban đêm, thức khuya… đều có thể gây ra tình trạng viêm dạ dày.
  • Thuốc lá: Hút thuốc lá rất có hại cho sức khỏe của người hút và ảnh hưởng xấu đến mọi người xung quanh. Hút thuốc lá gây ra nhiều bệnh lý khác nhau và trong đó có đau dạ dày.
  • Rượu, bia: Uống rượu, bia thường xuyên sẽ dẫn đến mất cân bằng các yếu tố nội tại bên trong dạ dày, lâu dần sẽ dẫn đến viêm loét dạ dày.
  • Thuốc: Một số loại thuốc có tính kích ứng dạ dày, làm tổn thương niêm mạc của dạ dày gây đau dạ dày như NSAID, corticoid,…
  • Khả năng miễn dịch: Một số kháng thể trong cơ thể có khả năng chống lại các yếu tố nội tại, làm tổn thương niêm mạc dạ dày.
  • Mắc một số bệnh lý khác: Một số bệnh lý có thể gây viêm dạ dày hp như: hội chứng trào ngược dạ dày, thực quản, hội chứng ruột kích thích, bệnh sỏi mật,…
  • Một số nghiên cứu cho thấy đau dạ dày có yếu tố di truyền.

3. Viêm dạ dày HP thường có những triệu chứng, biểu hiện như thế nào?

Các triệu chứng của bệnh viêm dạ dày HP
Các triệu chứng của bệnh viêm dạ dày HP

Cũng như các triệu chứng của các bệnh lý dạ dày khác, viêm dạ dày HP thường có những biểu hiện sau:

  • Các cơn đau ở vùng bụng (trên rối) và vùng ngực xuất hiện thường xuyên, có thể đau lan sang vùng lưng sau.
  • Ợ chua, ợ hơi và kèm theo cảm giác nóng rát ở vùng thượng vị: Nguyên nhân là do lượng acid trong dạ dày tăng cao.
  • Cảm giác nôn nao, khó chịu và hay buồn nôn: Sự mất cân bằng acid dạ dày và các tình trạng viêm loét dẫn đến việc tiêu hóa gặp khó khăn, gây khó chịu cho người bệnh.
  • Chán ăn, khó nuốt và ăn không thấy ngon miệng: Các cơn đau khiến người bệnh không còn cảm giác ngon miệng khi ăn, và ngày càng chán ăn hơn.
  • Cơ thể suy nhược, sụt cân: Tình trạng ăn không ngon và biếng ăn kéo dài dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng gây sụt cân, ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Chảy máu dạ dày: Báo động tình trạng viêm dạ dày HP đã trở nặng, lúc này cần đi bác sĩ để kiểm tra kỹ lưỡng và có hướng xử lý kịp thời.

4. Cơ chế bệnh sinh và đường lây truyền viêm dạ dày Hp

Do mất cân bằng giữa cơ chế bảo vệ và yếu tố hủy hoại. Nhiễm Hp gây ra đáp ứng viêm ở niêm mạc dạ dày ở tất cả các trường hợp bị nhiễm Hp.

Đường lây truyền: Đường phân – miệng, đường miệng – miệng, đường dạ dày –  miệng. Vi khuẩn sẽ bám dính vào, sau đó theo đường tiêu hóa đến dạ dày, và gây ra viêm dạ dày. Vì vậy cần phải thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, hoặc nước để giảm nguy cơ nhiễm trùng, ăn các loại thực phẩm được nấu chín kỹ.

5. Viêm dạ dày HP nguy hiểm đến mức nào?

Viêm dạ dày HP nếu phát hiện sớm và điều trị ngay thì sẽ không gây nhiều nguy hiểm cho người bệnh. Tuy nhiên người bệnh chủ quan và không chú ý sẽ gây nên những biến chứng khá nghiêm trọng. Cụ thể:

  • Gây viêm loét dạ dày – tá tràng: khi các vi khuẩn HP làm tổn thương lớp dịch nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày sẽ dẫn tới mất cân bằng acid trong dịch vị dạ dày, tấn công ngược lại lớp niêm mạc dạ dày gây viêm, loét.
  • Gây thủng dạ dày: tình trạng niêm mạc, thanh mạc dạ dày bị viêm loét dài ngày có thể xuyên qua lớp cơ làm thủng dạ dày.
  • Gây ung thư dạ dày: tình trạng niêm mạc dạ dày bị tổn thương trong thời gian dài không được chữa trị kịp thời dẫn đến biến chứng nguy hiểm nhất là ung thư dạ dày.
Viêm dạ dày HP gây ung thư dạ dày
Viêm dạ dày HP gây ung thư dạ dày

6. Một số xét nghiệm chẩn đoán nhiễm Hp

6.1. Nhóm xét nghiệm xâm lấn (dựa trên nội soi tiêu hóa trên)

Xét nghiệm CLO – test: được tiến hành khi nội soi dạ dày khi bệnh nhân có dấu hiệu bị viêm. Khi bị viêm dạ dày, bệnh nhân thường bị xuất huyết tiêu hóa. Xét nghiệm này dùng để xác định tình trạng và mức độ của xuất huyết.

Giải phẫu bệnh: phương pháp này có độ đặc hiệu cao nhưng mất thời gian làm xét nghiệm.

Nuôi cấy: Phương pháp này độ nhạy, độ đặc hiệu cao và đặc biệt rất cần thiết trong các trường hợp cần phải thử độ nhạy của kháng sinh trong các phác đồ điều trị Hp.

6.2. Nhóm xét nghiệm không xâm lấn

Test huyết thanh (IgG): chẩn đoán một trường hợp mắc bệnh mới, hay dùng để nghiên cứu dịch tễ học. Tuy nhiên, phương pháp này thường cho kết quả dương tính giả mặc dù vi khuẩn Hp không tồn tại trong dạ dày, nhưng kháng thể của Hp vẫn tồn tại trong vài tháng thậm chí có thể đến vài năm.

Test thở urease: Đây là một trong những phương pháp xét nghiệm chính xác và thường được sử dụng trong việc theo dõi kết quả điều trị nhiễm Hp.

Xét nghiệm phân: Mẫu phân được lấy và xét nghiệm bằng các phản ứng miễn dịch huỳnh quanh. Xét nghiệm này thường được ưu tiên sử dụng trong việc chẩn đoán nhiễm Hp. Tuy nhiên, xét nghiệm này có nhược điểm là kết quả chậm, việc lấy mẫu cũng rất bất tiện cho người bệnh và kỹ thuật viên.

Thói quen dùng chung đũa và nước chấm tăng nguy cơ lây nhiễm dạ dày HP
Thói quen dùng chung đũa và nước chấm tăng nguy cơ lây nhiễm dạ dày HP

7. Điều trị viêm dạ dày Hp

Tùy theo tình trạng của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ có các phương pháp điều trị hiệu quả. Riêng đối với tình trạng viêm dạ dày do Hp gây ra, các bác sĩ sẽ dựa theo phác đồ điều trị của Bộ Y Tế để lựa chọn liệu trình phù hợp. Bạn thường sẽ được nhận liệu trình uống thuốc trong vòng 14 ngày với sự kết hợp của 2 loại thuốc: Thuốc kháng sinh và thuốc ức chế bơm proton (một loại thuốc làm giảm axit dạ dày).

Các loại thuốc bạn có thể được kê để điều trị Hp như là Amoxicillin, Metronidazole, Esomeprazole, Clarithromycin,…

Để bệnh viêm dạ dày HP được cải thiện nhanh chóng và tốt nhất không những cần có sự tận tâm của bác sĩ mà còn cần sự tuân thủ của bệnh nhân. Vì thế, người bệnh cần uống thuốc đúng giờ, đúng liều lượng theo lời khuyên của bác sĩ, đồng thời cần lưu ý thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt để sớm khỏi bệnh.

8. Một vài lưu ý trong chế độ ăn uống và sinh hoạt

8.1. Hạn chế ăn những thức ăn có nguy cơ gây kích ứng niêm mạc dạ dày

Thực phẩm có vị cay, nóng như tiêu, ớt,… những loại này sẽ làm dạ dày tăng tiết acid, có thể gây viêm dạ dày.

Thực ăn có vị chua như khế, thơm, thực phẩm lên men,… Thực phẩm có vị chua sẽ tăng thêm lượng acid cho dạ dày, sẽ làm mất yếu tố cân bằng giữa các thành phần trong dạ dày, lâu dài sẽ dẫn đến viêm loét và đau dạ dày.

Rượu, bia, cà phê là những loại thức uống gây kích thích dạ dày. Nên hạn chế ăn uống ở những quán ăn vỉa hè, vì đây là yếu tố nguy cơ gây nhiễm vi khuẩn Hp.

Tăng cường tập thể dục, thể thao, ngồi thiền, tập yoga để giảm stress. Khi bạn căng thẳng, lo âu quá mức dạ dày sẽ tiết nhiều axit hơn.

Các loại thức phẩm người bị đau dạ dày nên tránh xa
Các loại thức phẩm người bị đau dạ dày nên tránh xa

Xem thêm: Viêm dạ dày HP nên ăn gì và kiêng gì để cải thiện tình trạng bệnh?

8.2. Không nên thức quá khuya

Thức quá khuya gây ảnh hưởng đến đồng hồ sinh học của cơ thể. Việc làm này gây tổn thương đến nhiều bộ phận của cơ thể, trong đó có dạ dày.

Khi thức khuya thì dạ dày cũng sẽ hoạt động, lâu dần dạ dày hoạt động quá mức dẫn đến các chức năng bị suy giảm, các yếu tố bảo vệ dạ dày sẽ không còn đủ để chống lại các yếu tố gây phá hủy và sẽ dẫn đến viêm dạ dày.

8.3. Hạn chế sử dụng thuốc giảm đau

NSAID là một trong những thuốc được dùng rất phổ biến, chúng có tác dụng không mong muốn là gây viêm loét dạ dày. Vì thế khi phải sử dụng thường xuyên thuốc này, cần phải hỏi ý kiến và tư vấn của bác sĩ.

8.4. Sản phẩm Novacurmin giúp giảm viêm dạ dày

Sản phẩm Novacurmin giúp kháng viêm giảm đau nhan lành vết loét hiệu quả
Sản phẩm Novacurmin giúp kháng viêm giảm đau nhan lành vết loét hiệu quả

Góp phần vào hiệu quả trị viêm dạ dày do Hp, xin giới thiệu với bạn đọc sản phẩm Novacurmin – giải pháp nano bảo vệ sức khỏe toàn diện. Sản phẩm có nhiều ưu điểm vượt trội, một trong số đó là sử dụng công nghệ Novasol – công nghệ hàng đầu nước Đức – giúp chia các hạt Curcumin thành kích thước nano siêu nhỏ và màng bao Micelle giúp hạt nano Curcumin khó bị thủy phân, hấp thu nhanh và phát huy công dụng.

Nghiên cứu đã chứng minh khả năng hấp thu của Novasol Curcumin gấp 185 lần so với bột nghệ và nano nghệ thế hệ cũ. Hiệu quả còn cao hơn nhiều khi kết hợp với Bioperine (chiết xuất Hạt tiêu). Công nghệ Novasol giúp phân tách tinh nghệ siêu nhỏ.

Tại sao nói “Chỉ 4 viên Novacurmin tương dương dùng nửa kg nghệ tươi”? Vì sản phẩm có độ tinh khiết gần 100% Nano Curcumin hiện đại nhất thế giới, khả năng hấp thu gấp 185 lần, hiệu quả nhanh từ 2-4 tuần, không có tác dụng không mong muốn, dễ uống, ngày uống 2-4 viên/ngày, đặc biệt hơn đây là một sản phẩm có thương hiệu được nhập khẩu từ hãng Thực phẩm & Dược phẩm lớn của Đức.

Ngoài tác dụng nhanh lành vết loét, tiêu diệt hp gây viêm loét dạ dày, novacurmin còn nhanh lành vết thương, vết mổ, làm trắng da, mịn da, bảo vệ gan thận tim mạch.

Lưu ý: Thực phẩm chức năng không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Lời kết

Viêm dạ dày HP thực sự nguy hiểm nếu chính bản thân mỗi người không tự ý thức được việc giữ gìn và bảo vệ sức khỏe của chính mình. Hi vọng, với những thông tin nêu trên, mỗi người chúng ta sẽ tự chủ động phòng tránh và chung tay đẩy lùi căn bệnh phổ biến này.

Nếu bạn đang gặp tình trạng hay có các biểu hiện của vấn đề về bệnh dạ dày, cần được tư vấn thì hãy liên hệ đến hotline 1900 7061 hoặc điền vào form bên dưới để được nghe các dược sĩ tư vấn MIỄN PHÍ.




    * Vui lòng đợi vài giây sau khi nhấn Gửi

    Xem thêm bài viết có nội dung liên quan

    Nhận biết triệu chứng của viêm dạ dày cấp và chế độ ăn uống phù hợp

    Đau dạ dày cấp là gì? dấu hiệu tiềm tàng của ung thư dạ dày

    Các cách chữa đau dạ dày ngay tại nhà cho hiệu quả bất ngờ?

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Nhắn Messenger
    Nhắn tin Messenger
    Chat Zalo
    Chat Zalo
    Gọi với Dược sĩ
    gọi với dược sĩ