Người bị bệnh gout nên ăn gì và kiêng gì?

Triệu chứng của bệnh gout

Bệnh gout nên ăn gì và kiêng gì đã trở thành câu hỏi hàng đầu trong các chủ đề được tìm kiếm nhiều nhất. Một chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh có thể giúp người bị bệnh gout thoát khỏi những cơn đau nhức dai dẳng và tránh những biến chứng nguy hiểm. Do đó người bệnh và thân nhân cần ghi nhớ những loại thực phẩm nào nên ăn cũng như các loại thực phẩm cần kiêng để hạn chế các triệu chứng của bệnh gout.

1. Giới thiệu chung về bệnh gout

Gout là tình trạng viêm khớp nặng, do acid uric trong cơ thể tăng cao
Gout là tình trạng viêm khớp nặng, do acid uric trong cơ thể tăng cao.

Bệnh gout là bệnh lý viêm khớp do sự rối loạn rối loạn chuyển hóa purin làm nồng độ acid uric trong cơ thể tăng cao. Khi nồng độ acid uric cao sẽ làm lắng đọng các tinh thể urat tập trung ở các khớp như khớp tay, khớp chân hay cột sống gây viêm, đau, sưng rất khó chịu.

Dấu hiệu bệnh gout:

  • Đau khớp dữ dội, đặc biệt đau nhiều vào ban đêm.
  • Các khớp bị sưng đỏ, các vùng xung quanh khớp nóng lên.
  • Sốt cao, lạnh run…

Có hai nguyên nhân chính dẫn đến bệnh gout đó là:

  • Nguyên nhân nguyên phát: là nguyên nhân do các yếu tố như gen di truyền, do cơ địa.
  • Nguyên nhân thứ phát: là nguyên nhân do sự tác động của các yếu tố bên ngoài như chế độ ăn uống hay các bệnh lý.

Đối tượng dễ mắc bệnh:

  • Nam giới ở độ tuổi sau 40.
  • Nữ giới thời kỳ mãn kinh.
  • Người bị thừa cân, béo phì.
  • Người có người thân bị bệnh gout.
  • Người nghiện rượu bia.
  • Người ăn uống thiếu khoa học, sống không lành mạnh.

Bệnh gout là bệnh lý mãn tính, khó có thể chữa khỏi tuy nhiên vẫn có thể điều trị để làm giảm các cơn đau và lượng chỉ số acid uric máu từ đó tránh được những biến chứng nguy hiểm.

2. Chế độ ăn uống có ảnh hưởng tới bệnh gout không?

2.1. Chế độ dinh dưỡng trong bệnh gout

Gout gây ra những biến chứng rất khó lường. Cũng chính vì vậy, người bệnh cũng như mỗi chúng ta cần chủ động trong việc xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý, giúp hạn chế diễn tiến bệnh nặng hơn cũng như hỗ trợ  tốt trong quá trình điều trị bệnh. Chế độ ăn uống hợp lý tuy không thể thay thế được công dụng của các thuốc trị gout, nhưng nó đóng một vai trò rất quan trọng trong việc kiểm soát Gout và các bệnh kèm theo.

Hầu hết các axit uric được tạo ra trong cơ thể. Ở người bệnh gout, họ không có khả năng để loại bỏ axit uric một cách hiệu quả nên việc tiêu thụ quá nhiều các chất purin sẽ làm axit uric tích trữ trong cơ thể và gây ra bệnh gout. Vì vậy, thực đơn cho người bệnh gout cần phải hạn chế những thực phẩm chứa nhiều purines, từ đó giúp phòng ngừa các cơn gout xuất hiện. Thừa cân, béo phì cũng là nguyên nhân có thể gây ra bệnh gout. Có một chế độ dinh dưỡng phù hợp có thể rất tốt trong việc kiểm soát cân nặng và cơn đau gout.

Người bệnh gout nên uống nhiều nước, khoảng 2-4 lít/24 giờ, đặc biệt là các loại nước khoáng có kiềm hoặc nước kiềm 14%. Điều này sẽ làm tăng lượng nước tiểu trong 24 giờ, giúp hạn chế tối đa sự lắng đọng urat trong đường tiết niệu.

2.2. Nguyên tắc dinh dưỡng ở người bị bệnh gout

Chế độ ăn của những người bị bệnh gout rất quan trọng trong việc điều trị bệnh cũng như kiểm soát nguy cơ bùng phát bệnh. Hầu hết những người bệnh gout rất lo lắng vì phần lớn những thực phẩm thông thường đều có chứa nhiều purines hoặc fructose, từ đó đặt ra nhiều câu hỏi giống như bị gout ăn gà được không, gout có nên ăn trứng không hay có thể ăn được những loại hoa quả nào. Trên thực tế vẫn còn rất nhiều thức ăn mà người bị gout vẫn có thể ăn được vì chứa rất thấp hàm lượng các chất này. Bên cạnh đó, bạn nên chế biến thức ăn bằng cách luộc, hấp, hạn chế tối đa món ăn chiên, xào sử dụng nhiều dầu mỡ.

Những người mắc bệnh gout cần kiểm soát tốt cân nặng cũng như đảm bảo nguyên tắc trong điều trị bệnh gout về hàm lượng dinh dưỡng mỗi ngày, cụ thể:

  • Bổ sung năng lượng khoảng từ 30 – 35 kcal/kg cân nặng/ ngày.
  • Bổ sung lượng chất đạm từ 0.8g/ kg cân nặng/ ngày.
  • Bổ sung chất béo khoảng 18-25% nhu cầu năng lượng.
  • Bổ sung không quá 5g/ngày muối.
  • Uống đầy đủ nước, 40ml/ kg cân nặng/ngày.

3. Các thực phẩm nên có trong chế độ ăn của người bệnh gout?

Chế độ dinh dưỡng có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với người bị bệnh gout. Chỉ khi có chế độ dinh dưỡng, ăn uống hợp lý mới có thể ngăn ngừa và kiểm soát bệnh một cách hiệu quả nhất. Do đó bệnh nhân và người thân cần chú ý những thực phẩm nên ăn và nên tránh.

3.1. Uống nhiều nước

Nước có công dụng hạn chế sự ứ đọng, tích tụ của những tinh thể urat trong thận. Mỗi chúng ta nên uống khoảng từ 2 – 2,5 lít nước hàng ngày. Đây là một hành động vô cùng quan trọng có thể giúp hòa tan các tinh thể acid uric và hỗ trợ cho quá trình đào thải ra ngoài qua đường tiết niệu, giúp ngăn ngừa tình trạng lắng đọng tinh thể urat tại các mô của cơ thể.. Bên cạnh đó, nó có thể giúp thận loại bỏ tốt acid uric trong máu. Cần đảm bảo bổ sung lượng nước uống trong ngày là khoảng 40ml/ kg cân nặng, nên uống nhiều nước lọc nhất là loại nước khoáng bicarbonate.

Tuy nhiên, bạn không nên uống quá nhiều nước vào ban đêm để tránh gặp phải tình trạng tiểu đêm có thể dẫn đến mất ngủ, từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe.

3.2. Uống nước khoáng không ga có tính kiềm

Nếu bệnh nhân gout không mắc các bệnh về tim mạch, họ được khuyến khích nên uống các loại nước khoáng có tính kiềm cao như nước soda… Việc này có thể giúp kiềm hóa nước tiểu, từ đó giúp tăng đào thải acid uric ra khỏi cơ thể. Vì vậy, nó có thể hạn chế sự kết tinh urat tại ống thận, làm giảm nhanh nguy cơ mắc sỏi thận.

3.3. Tăng cường bổ sung các loại trái cây tươi và rau xanh

Những bệnh nhân mắc gout nên bổ sung khoảng 1000 g rau xanh và khoảng từ 4-5 các loại quả mỗi ngày. Tuy nhiên, bạn nên tránh các loại quả có tính chua hay dưa muối. Bên cạnh đó, các loại nấm, giá đỗ, măng, cũng có khả năng làm giảm nồng độ acid uric trong máu của chúng ta.

Bên cạnh đó, những người mắc gout được khuyến khích nên sử dụng các loại rau củ chứa ít purin, nhiều chất xơ chẳng hạn như xà lách, bắp cải, cà rốt, dưa chuột… Các loại thực phẩm giàu chất xơ nói chung có thể giúp làm chậm quá trình hấp thu các chất đạm nên có thể giảm nhanh sự hình thành axit uric. Ngoài ra, bạn cũng nên cung cấp đủ các chất vitamin B và vitamin C bằng các loại thực phẩm như bơ, bí ngô, khoai lang, yến mạch… Bổ sung thực phẩm giàu hàm lượng canxi, vitamin D giúp cải thiện sức mạnh của hệ xương khớp.

Hầu hết các loại rau củ có chứa hàm lượng purin khoảng từ 20-25% nên bạn hoàn toàn có thể ăn thoải mái. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn sẽ có một số loại trái cây tác động xấu đến bệnh tình, vì thế bạn nên tìm hiểu kỹ vấn đề người bị bệnh gout nên ăn hoa quả gì trước khi mua và sử dụng để tránh trường hợp bệnh gout bùng phát.

Các loại rau xanh và trái cây có thể giúp giảm bệnh gout
Các loại rau xanh và trái cây có thể giúp giảm bệnh gout

3.4. Các loại thực phẩm cung cấp chất đạm

Có rất nhiều người hỏi bị gout có nên ăn trứng không thì các chuyên gia khuyên rằng bạn chỉ ăn các loại thực phẩm có chứa ít hơn 50% lượng purin chẳng hạn như thịt lợn nạc, lườn gà, sữa ít béo,… và trứng cũng là một trong số đó. Những loại thực phẩm này chỉ nên chiếm khoảng 10% tổng lượng protein trong bữa ăn.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần hạn chế ăn nhiều các loại thịt, tôm, cá. Ở những người có cân nặng dưới 50kg ăn 100g/ngày; ở người ≥ 60kg ăn không quá 150g/ngày.

Bệnh nhân gout không nên ăn các thực phẩm chứa từ 50% purin trở lên gồm các loại thịt đỏ chẳng hạn như thịt bò, thịt dê, thịt chó, thịt bê, phủ tạng động vật, các loại cá, các loại đậu và thực phẩm có nguồn gốc từ đậu, măng tây, nấm, dọc mùng, giá đỗ,… Không nên sử dụng nước luộc cá, thịt, nước xương để nấu canh, không ăn động vật non như trứng vịt lộn.

3.5. Thực phẩm có chứa chất béo

Các loại thực phẩm này là thành phần tương đối quan trọng trong đời sống hàng ngày, rất cần thiết cho quá trình chuyển hóa các chất và vi chất quan trọng chẳng hạn như vitamin A, D, E… Tuy nhiên nếu bạn bổ sung quá mức cần thiết có thể góp phần làm tăng nguy cơ đợt gout cấp xuất hiện.

Tổng lượng chất béo hàng ngày chỉ nên chiếm khoảng 15% – 20% tổng giá trị dinh dưỡng cung cấp cho một người. Một số loại thực phẩm chứa chất béo nên sử dụng như dầu oliu, dầu vừng, dầu lạc. Hạn chế hoặc tránh sử dụng nhưng thực phẩm như dầu hạt hướng dương, dầu đậu nành, các thực phẩm chiên rán, nhiều mỡ động vật.

Dầu đậu nành tốt cho bệnh nhân mắc gout
Dầu đậu nành tốt cho bệnh nhân mắc gout

3.6. Tinh bột

Đây là nhóm thực phẩm chiếm tỉ lệ cao hơn cả trong bữa ăn hàng ngày của những bệnh nhân gút. Tinh bột chiếm khoảng 70% giá trị khẩu phần ăn hàng ngày. Các loại tinh bột thường được khuyến cáo sử dụng bao gồm cơm, mì, bún, phở, khoai, sắn… Những loại này đều là các thực phẩm chiếm dưới 20% purin.

Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm đóng hộp, thức ăn nhanh hay đồ ăn được chế biến sẵn có chứa chất bảo quản.

Một chế độ ăn uống, sinh hoạt, nghỉ ngơi và thực hiện các bài tập chữa bệnh gout thường xuyên sẽ rất có lợi cho quá trình phục hồi sức khỏe của bệnh nhân gout, đồng thời cũng cải thiện và nâng cao thể chất.

4. Người bị bệnh gout nên tránh xa các thực phẩm này?

4.1. Tránh thực phẩm nhiều đạm gốc purin

Những thực phẩm có chứa hàm lượng lớn purin sẽ làm tăng khả năng tích tụ các tinh thể axit uric bên trong cơ thể, từ đó gây ra bệnh gout. Chính vì thế, để phòng tránh cũng như giảm nhẹ bệnh  thì bạn nên tránh sử dụng những loại thực phẩm có hàm lượng lớn purin như hải sản, các loại tim, gan, lòng, thận, óc, thịt, cá, gia cầm, bầu dục, đậu đỗ… Các loại thực phẩm này có thể làm tăng acid uric máu.

Ngoài ra, các loại đậu hạt nói chung đặc biệt là đậu Hà Lan, đậu đỏ, đậu trắng, đậu xanh… Tuy nhiên việc sử dụng các chế phẩm từ đậu nành như sữa đậu nành, đậu phụ, tào phớ… ít làm tăng acid uric hơn các loại chưa chế biến.

Các loại nội tạng động vật làm tăng nồng độ acid uric
Các loại nội tạng động vật làm tăng nồng độ acid uric

4.2. Các loại thực phẩm giàu chất béo no

Mỡ động vật, da động vật, thực phẩm chiên, quay hay được chế biến sẵn… là các sản phẩm có chứa lượng lớn chất béo no. Những chất này không tốt cho sức khỏe đặc biệt là đối với những người mắc bệnh gout.

4.3. Không được uống rượu, bia, đồ uống có gas, đồ uống ngọt nhiều đường

Các nghiên cứu đã giúp chứng minh rằng uống rượu có vai trò làm tăng nguy cơ xuất hiện cơn gout cấp.  Bên cạnh đó, uống rượu còn có thể làm giảm chức năng của gan thận và gây ra các rối loạn chuyển hóa.

Chính vì vậy, những người bị bệnh gout nên bỏ rượu bia. Không được sử dụng rượu bia hay các chất kích thích chẳng hạn như cà phê, đồ uống có ga, chè… vì các chất kích thích có thể làm gia tăng các phản ứng viêm của cơ thể.

Bên cạnh đó các loại đồ uống có ga, chứa nhiều đường có thể làm tăng nguy cơ mắc béo phì. Đây chính là một trong những yếu tố làm tăng nặng bệnh gout. Ngoài ra, những loại thức uống này có thể gây hại cho người bệnh tiểu đường hay mắc các rối loạn chuyển hóa. Tình trạng này lại có mối liên quan mật thiết với bệnh gout.

Rượu bia không tốt cho bệnh nhân gout
Rượu bia không tốt cho bệnh nhân gout

4.4. Hạn chế các thực phẩm có tính acid

Cần tránh sử dụng những loại thức ăn chua chẳng hạn như nem chua, canh chua, dưa hành muối, hoa quả chua… Chúng có thể làm tăng nguy cơ bị kết tinh urate ở ống thận, đồng thời làm tăng nguy cơ sỏi thận.

Ngoài ra hạn chế các loại gia vị như ớt, hạt tiêu… khi sử dụng nhiều có thể không tốt cho người bệnh gout. Chúng có thể gây kích thích thần kinh tự chủ từ đó làm tăng nguy cơ tái phát bệnh gout cấp tính.

5. Lời kết

Bài viết trên đã giải đáp cho câu hỏi “người bị bệnh gout nên ăn gì và kiêng gì?” cùng những nguyên tắc và chế độ dinh dưỡng dành cho người bệnh. Việc kết hợp chế độ dinh dưỡng hợp lý cùng với việc sử dụng các loại thuốc trị gout theo chỉ dẫn của bác sĩ, người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm sống vui, sống khỏe. Hy vọng các bạn đã có thêm những kiến thức bổ ích về phòng ngừa và điều trị bệnh để bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình.

Nếu bạn đang gặp tình trạng hay có các biểu hiện của vấn đề về gout, cần được tư vấn thì hãy liên hệ đến hotline 1900 7061 hoặc điền vào form bên dưới để được nghe các dược sĩ tư vấn MIỄN PHÍ.

       Tư VấnĐặt Hàng

    Xem thêm bài viết có nội dung liên quan

    Thực hư cách dùng nước cam, nước chanh chữa bệnh gout

    Top 7 món ăn vào bữa sáng cho người bệnh gout

     

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Nhắn Messenger
    Nhắn tin Messenger
    Chat Zalo
    Chat Zalo
    Gọi với Dược sĩ
    gọi với dược sĩ